Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 02/08/2010 08:46
Đón chào ngày mới 2-8-2010
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội của Việt Nam đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây không chỉ là một tin vui mà còn là sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với người dân Việt Nam, Thủ đô Hà Nội trước thềm Đại lễ 1.00 năm Thăng Long - Hà Nội.

 

Cửa ngõ Thủ đô

Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa; Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một nghìn năm lịch sử và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. Ngoài ra, di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Càng vinh dự, tự hào bao nhiêu với lịch sử và những di sản của đất nước, của Hà Nội bao nhiêu, chúng ta càng thấy trách nhiệm nặng nề bấy nhiêu đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Bảo vệ di sản văn hóa là tăng cường niềm tự hào về truyền thống dân tộc, là sự bảo đảm cho mối dây thiêng liêng nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai. Nhiệm vụ này không chỉ là trách nhiệm của một tổ chức, một cá nhân nào, mà là sự quan tâm, cùng chung tay góp sức của toàn xã hội.

Thưa bạn đọc!

Hơn 40 người chết, mất tích và thiệt hại gần 1.282 tỷ đồng là những con số đáng chú ý về hậu quả của thiên tai đối với Việt Nam trong tháng 7-2010. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, 10 năm gần đây, bình quân mỗi năm nước ta có khoảng 750 người chết và mất tích do thiên tai, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP. Các chuyên gia về môi trường cảnh báo: Việt Nam sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai trong tương lai với tần suất nhiều hơn, cường độ mạnh hơn do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Chính vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại về người và của đến mức thấp nhất, các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo bão lụt, phối hợp chặt chẽ và chủ động phòng tránh, đồng thời nâng cao khả năng ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu do bão, lũ gây ra.

Bạn đọc lưu ý!

Theo thông báo của Bộ Y tế, dịch sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp ở khu vực miền Nam và miền Trung. Nhiều địa phương đã có ca tử vong hoặc biến chứng nặng do sốt xuất huyết. Tại Hà Nội, đến thời điểm này có gần 500 ca nghi mắc sốt xuất huyết, ở tất cả quận huyện. Riêng trong 2 tháng qua, số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng tăng trung bình 25 ca/tuần. Để hạn chế và ngăn chặn dịch sốt xuất huyết, ngành y tế đang tích cực phối hợp các địa phương tuyên truyền, triển khai các biện pháp như diệt bọ gậy, khai thông cống rãnh… Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là ý thức của mỗi người, tự bảo vệ sức khỏe, môi trường sống của mình và cộng đồng.

Chúc bạn đọc một tuần mới sức khỏe, gặp nhiều may mắn!



(Theo Anninhthudo.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)