Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 06/08/2010 08:32
Phát triển du lịch làng nghề: Gỡ bỏ chồng chéo trong quản lý
Hà Nội có trên 1.000 làng nghề, trong đó gần 1/4 là những làng nghề lâu đời trên 100 năm tuổi đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch làng nghề, thế nhưng số lượng làng nghề được khai thác phục vụ du lịch không nhiều.

Những sản phẩm gốm Chu Đậu là món quà lưu niệm ưa thích đối với khách du lịch. Ảnh: Thanh Hải

Làng nghề vẫnchỉ là tiềm năng


Tại hội thảo "Làng nghề Hà Nội-Tiềm năng phát triển và du lịch" do Sở Công thương Hà Nội tổ chức 5/8, ông Dương Văn Sáu-Trưởng khoa Văn hóa Du lịch- Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng: Có tình trạng là do việc quản lý khai thác làng nghề trong hoạt động du lịch có quá nhiều cơ quan quản lý dẫn đến tình trạng chồng chéo. Điều này dẫn đến việc nhiều làng nghề có bề dày truyền thống như mây tre đan Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, sơn mài Hạ Thái… Dù được đầu tư phát triển du lịch từ những năm 2003 - 2004, song những điểm này hầu như không có khách đến thăm quan. "Làng mây tre đan Phú Nghĩa (Chương Mỹ) đã hoàn thành khu trưng bày sản phẩm cho khách thăm quan cách đây 8 năm, hệ thống giao thông thuận tiện nhưng 8 năm qua chỉ đón được… chưa đầy 100 khách đến thăm quan", ông Sáu cho biết.


Nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh làng nghề Vạn Phúc cho rằng: Việc chồng chéo trong công tác quản lý làng nghề dẫn đến tình trạng người dân làng nghề không được trang bị các kiến thức cần thiết về cách tiếp thị cũng như cách tiếp khách du lịch, không được hướng dẫn cách làm ra những sản phẩm hấp dẫn giá rẻ để thu hút khách.


Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Quý Phương - Phó Tổng cục trưởng -Tổng cục Du lịch cho rằng: Sở dĩ các làng nghề khó phát triển du lịch là do thiếu sự đầu tư đồng bộ việc triển khai dự án từ lúc công bố đến lúc thực hiện quá lâu, không cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm hướng dẫn cho người dân phải làm gì để đón tiếp khách du lịch. Người dân thì chờ các động thái từ chính quyền chứ không chủ động học hỏi để vừa làm nghề, vừa làm thương mại dịch vụ.


Tuy nhiên, việc các làng nghề Hà Nội chưa thực sự trở thành điểm thu hút khách du lịch còn do các công ty du lịch lữ hành chưa thực sự quan tâm đến chất lượng; Thiếu liên kết cũng như chia sẻ trách nhiệm và lợi nhuận giữa doanh nghiệp lữ hành với người dân làng nghề điều này cũng là nguyên nhân khiến việc du lịch làng nghề không phát triển.


Cần dầu tư đồng bộ


Theo ông Lưu Duy Dần - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Để làm tốt hơn nữa về hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch thì cần khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý; Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất cũng như kiến thức cho người dân; cải thiện vấn đề môi trường xây dựng các tuyến du lịch làng nghề mới như: Thêu ren, dệt lụa, mây tre, đan: Hà Đông, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thường Tín, Thạch Thất, Sơn Đồng.


Theo bà Đào Thu Vịnh - Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội: Nhằm trang bị cho người dân làng nghề những kiến thức cơ bản về cách tiếp thị quảng bá, thu hút khách… Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức tập huấn cho gần 200 hộ dân thuộc các làng nghề Vân Hà, Hạ Thái, Bát Tràng, Chuôn Ngọ, Phú Vinh. Không chỉ có vậy trong tháng 7/2010, Sở Công thương đã kết hợp với ngành du lịch xây dựng 4 tour du lịch làng nghề mới đến làng khảm trai Chuôn Ngọ - thêu Thắng Lợi - sơn mài Hạ Thái- mây tre đan Phú Vinh - lụa Vạn Phúc - gốm sứ Bát Tràng, điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng. Sở đã phối hợp với địa phương chỉnh trang công trình văn hóa, vệ sinh cảnh quan môi trường làng nghề, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, bố trí địa điểm đỗ xe.


Đại diện Sở Văn hóa -Thể thao&Du lịch cho biết: Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nâng cấp cơ sở vật chất cho làng nghề, trong thời gian tới, ngành du lịch sẽ đẩy mạnh việc quy hoạch tổng thể các làng nghề trên địa bàn Thủ đô bằng cách mời các chuyên gia tư vấn về quy hoạch của các hãng du lịch quốc tế. Đây là việc làm rất quan trọng, bởi có quy hoạch tổng thể thì mới giải quyết được các bất cập đang tồn tại của làng nghề như hạ tầng cơ sở, vốn, đường giao thông, mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường.


Tuy nhiên, để làng nghề trở thành điểm du lịch thì phải có sự xã hội hóa, Nhà nước chỉ đưa ra các cơ chế chính sách, lập ra quy hoạch hoặc có thể hỗ trợ một phần kinh phí các dự án trọng điểm, còn lại phải kêu gọi nhà đầu tư và kinh phí từ làng nghề, như vậy mới đưa được dự án thành hiện thực và phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, chính quyền cần quan tâm đầu tư nhiều hơn đến việc quảng bá, tiếp thị hình ảnh làng nghề trên các phương tiện truyền thông. Tạo điều kiện cho người dân tham quan các làng nghề đã làm du lịch để học hỏi kinh nghiệm; Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phương.




(Theo Ktdt.com.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)