Theo đó, Lư hương dâng
vào Văn Miếu-Quốc Tử Giám được đúc bằng đồng, trọng lượng khoảng 1,2
tấn, đường kính 1m55, chiều cao 1m85, phỏng theo dáng của lư hương thời
Lý. Quanh phần thân Lư hương và trên nắp được tạo hình 3 rồng chầu thể
hiện tấm lòng tri ân các bậc tiền nhân và tôn vinh truyền thống hiếu
học, trọng dụng nhân tài của Việt Nam. Công trình này do những người thợ
đúc đồng làng nghề Ý Yên (Nam Định) thực hiện.
Trước đó, vào dịp kỷ
niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội (năm 2000), Hội cũng vận động đúc chuông
Đại Hồng Chung, trọng lượng 1,3 tấn, dâng vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám .
Thời điểm này, Phó Thủ
tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm
1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã đồng ý không triển khai Chương trình Thành phố Rồng bay - nghìn năm tỏa sáng như
đề nghị của UBND thành phố Hà Nội. Theo Phó Thủ tướng, việc không triển
khai Chương trình này là để tập trung triển khai tốt các nội dung trong
Chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, Phó Thủ tướng
cũng đồng ý với Bộ VH-TT&DL không tổ chức 2 hoạt động lễ hội trong
chương trình mừng đại lễ. Đó là lễ hội Giao lưu văn hóa vùng miền các
dân tộc Việt Nam và lễ hội Hoa đăng và trình diễn những bài thơ tiêu
biểu về Thăng Long - Hà Nội.
Chương trình kỷ niệm
1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được tổ chức trong 10 ngày (ngày 1 -
10/10). Ngày khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được
tổ chức trọng thể vào sáng 1/10 tại Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và
đường Đinh Tiên Hoàng, xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Đặc biệt, Chương trình
mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại
Quảng trường Ba Đình, sẽ có khoảng gần 10.000 người tham gia diễu binh
và diễu hành. Lực lượng diễu binh gồm 2.800 người chia làm 14 khối.