Đồng thời với việc mở cửa, festival cây cảnh nghệ thuật cũng sẽ được tổ
chức tại đây trên diện tích 3 ha sân vườn trong khuôn viên bảo tàng. Với
tổng kinh phí 2.300 tỷ đồng, đây là dự án lớn nhất do Hà Nội làm chủ
đầu tư vào thời điểm khởi công, tháng 5/2008.

Theo thiết kế, Bảo tàng Hà Nội có tổng diện tích gần 54.000 m2, cao
30,7m. Công trình gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm; diện tích xây dựng xấp
xỉ 12.000m2, diện tích sàn hơn 30.000m2 (kể cả tầng hầm và tầng mái).
Bảo tàng Hà Nội có kết cấu hình "kim tự tháp ngược", trong đó tầng bốn
có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Bảo tàng có đầy đủ các
công trình liên hoàn điện, nước, cảnh quan (cây xanh, hệ cống cấp điện,
chiếu sáng, cấp thoát nước ngoài nhà...). Công trình được thiết kế 3 cầu
thang máy, 4 thang bộ.
Hai tầng hầm của bảo tàng được bố trí hai phòng họp và các phòng kỹ
thuật phục vụ. Ở tầng một (cao 6 m) là tiền sảnh, các khu trưng bày tạm
thời và khu giải khát. Từ tầng hai đến tầng bốn sẽ bố trí không gian
trống linh hoạt cho việc thiết lập khu trưng bày triển lãm hiện vật của
bảo tàng. Riêng tầng bốn còn bố trí thêm khu văn phòng hành chính cho
đơn vị quản lý bảo tàng.
Theo lãnh đạo Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội sẽ cùng với Trung tâm Hội nghị
Quốc gia Mỹ Đình tạo nên một quần thể kiến trúc liên hoàn và có tính hỗ
trợ nhau. Nếu xét về mặt thẩm mỹ thì cả hai công trình kiến trúc này sẽ
làm nên một diện mạo tổng thể đẹp mắt, tạo điểm đến hấp dẫn cho người
dân và du khách trong, ngoài nước.
Cũng trong dip đại lễ, hàng loạt công trình sẽ được khánh thành như Công
viên Hòa Bình tại Xuân Đỉnh - Từ Liêm, tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn tại
Công viên Thống Nhất (ngày 6/10); cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tu;, gắn biển
Đại lộ Thăng Long tại ngã tư Phạm Hùng - Trần Duy Hưng (ngày 9/10)...
(Theo Hanoimoi.com.vn)