Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 29/04/2011 09:29
Người đã khiến cuộc đời tôi trở nên ý nghĩa hơn
Tôi được cử đến Việt Nam năm 1967, theo chương trình đẩy mạnh cuộc chiến để giành chiến thắng của Johnson và McNamara, cũng trong năm đó, số lính Mỹ ở Việt Nam đã lên mức cao nhất và đương nhiên là bất cứ ai hoàn thành bất cứ một khóa huấn luyện quân sự nào đều được cử tới tham gia cuộc chiến. Ấn tượng đầu tiên của tôi là nơi này đã bị nói quá lời như thế nào
 
 
Tôi lớn lên ở một cộng đồng tầng lớp lao động giữa những người thuộc tầng lớp lao động. Cha mẹ tôi là con của những người di cư Đông Âu. Mẹ tôi tốt nghiệp trường trung học nhưng cha tôi bỏ trường trung học hồi năm lớp 11 để tham gia vào chiến tranh thế giới thứ 2 và chưa bao giờ tốt nghiệp. Ông đã là một người lao động phần lớn đời mình, và sau đó ông trở thành một nhà quản trị cho công ty đó bởi vì ông đã có quá nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời đi làm của mình. Mẹ tôi làm ở quầy thịt trong một cửa hàng thực phẩm.

Chúng tôi thuộc về tầng lớp mà mọi người gọi là "lao động nghèo", có nghĩa khi còn là những đứa trẻ, chúng tôi không biết rằng chúng tôi nghèo bởi vì chúng tôi luôn có đủ thịt để ăn, có quần áo để mặc và rất nhiều tình yêu thương của cha mẹ. Tôi không phải là một học sinh xuất sắc ở trường trung học; tôi hầu như chỉ quan tâm tới thể thao nhưng khi một chấn thương chấm dứt mọi cơ hội cho sự nghiệp thể thao, tôi không còn nhiều sự lựa chọn.

Cha mẹ tôi không có đủ tiền cho tôi vào học đại học, và điểm của tôi không đủ tốt để có thể cạnh tranh học bổng, vì vậy tôi gia nhập quân đội vì biết rằng khi giải ngũ, quân đội sẽ trả tiền cho tôi học đại học. Tất nhiên cuộc chiến đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Sau đó tôi đã trở thành một sinh viên nghiêm túc và tận tâm hơn. Tôi nhận bằng cử nhân tiếng Anh từ đại học Oberlin, sau đó là thạc sĩ tiếng Anh và văn học Mỹ tại trường đại học New Hampsphire nơi tôi nghiên cứu cùng Charles Simic, và sau đó là bằng tiến sĩ ngành tiếng Anh và văn học Mỹ tại trường đại học Utah.

Tôi đã viết, biên tập, đồng biên tập và dịch hơn 25 cuốn sách, tôi đang là giáo sư tại trường đại học Arkansas, đại học Old Dominion và đại học Penn State, nơi tôi chủ nhiệm chương trình thạc sĩ về nghệ thuật viết, và hiện giờ tôi là giáo sư danh dự về nghệ thuật và nhân văn tại trường đại học Lorain County Community

       
             
     
Giao lưu giữa các nhà văn Mỹ và sinh viên Việt Nam. Ảnh: QĐND

Tôi được cử đến Việt Nam năm 1967, theo chương trình đẩy mạnh cuộc chiến để giành chiến thắng của Johnson và McNamara, cũng trong năm đó, số lính Mỹ ở Việt Nam đã lên mức cao nhất và đương nhiên là bất cứ ai hoàn thành bất cứ một khóa huấn luyện quân sự nào đều được cử tới tham gia cuộc chiến. Ấn tượng đầu tiên của tôi là nơi này đã bị nói quá lời như thế nào. Tôi chưa bao giờ ra khỏi nước Mỹ trước đó, nói gì đến châu Á, và tôi cảm thấy như thể tôi đã ở một thế giới khác. Tôi không đến Việt Nam với bất kỳ một dự định nào.

Tôi không cảm thấy có sự thù hận đặc biệt nào với người Việt bởi tôi chưa từng gặp họ trước đó. Những người tôi gặp đầu tiên tôi cảm thấy thích họ và dường như họ thích tôi và chúng tôi cười với nhau dễ dàng. Tôi tới Việt Nam bởi vì tôi được cử tới đó để bảo vệ những nguyên tắc dân chủ trước những người bác bỏ những nguyên tắc này. Tôi không biết gì về chính trị. Tôi 18 tuổi và không ngồi đó mơ về cách mạng. Tôi ở Việt Nam càng lâu trong chiến tranh, tôi càng nhận ra rằng có gì đó sai, rằng chúng tôi không thuộc về nơi đó và rằng không có vị trí nào thực sự cho chúng tôi ở đó. Tôi hiểu rõ rằng vấn đề này là của người Việt Nam, không có gì liên quan tới chúng tôi.

Giả thuyết duy nhất của tôi có thể đúng vào thời điểm đó: rằng chúng tôi ở đó để bảo vệ lợi ích tài chính cho một số người giầu tìm cách giầu hơn bằng cách khai thác cuộc chiến. Khi tôi trở về nhà sau chiến tranh, tôi lập tức trở nên năng nổ trong các hoạt động phản chiến, và tôi khuyên những người trẻ trong đội quân dự bị cách để thoát khỏi nó. Tất nhiên, sau khoảng 40 năm kể từ khi tôi rời Việt Nam thời chiến, tôi đã thiết lập mối quan hệ hoàn toàn mới với Việt Nam và các bạn Việt Nam của tôi, mối quan hệ không dựa trên chiến tranh hay trải nghiệm của tôi ở đó mà dựa trên tình hữu nghị lâu đời giữa những nhà văn, nghệ sĩ và con cháu họ.

Đầu tiên, tôi có mối quan hệ sâu sắc với cảnh vật bởi vì tôi đã là một người lính tại chiến trường, với sông và suối ở nông thôn, nhưng rất ít liên hệ với bất cứ người Việt Nam nào ngoài đội ngũ lính cộng hòa được gắn với đơn vị của tôi. Tư lệnh của tôi, Air Cavalry số 1, rất nghiêm trong việc bắt chúng tôi phải tránh xa làng mạc và các ấp chiến lược gần đó.

Năm 1986, tôi là một trong số những cựu binh Mỹ đầu tiên trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam trở lại Việt Nam. Với 2 người Mỹ khác, tôi là khách của một tướng miền Bắc Việt Nam đã nghỉ hưu tên là Kinh Chi. Ông ấy rất tốt với chúng tôi và chúng tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời. Điều duy nhất tôi ân hận là lần đó tôi đã không thể đến thăm những ngôi nhà hay không gian riêng của những người bạn Việt Nam mới của tôi; nhưng tôi rời Việt Nam năm đó biết rằng tôi sẽ trở lại.

Năm 1990, tôi tham dự hội nghị văn học đầu tiên gồm những nhà văn là cựu binh từ cả 2 phía được tổ chức ở Hà Nội. Thành phố đã khá cởi mở lúc đó và chúng tôi có thể đến bất cứ nơi nào chúng tôi muốn và hỏi bất cứ thứ gì chúng tôi cần. Đó cũng là lần đầu tiên chúng tôi được mời tới nhà của những người bạn Việt Nam và tất nhiên là tôi có thể thâm nhập nền văn hóa đó một cách sâu sắc hơn. Được ăn cơm với một gia đình Việt Nam trong nhà họ là điều hạnh phúc và tuyệt vời. Tôi đã trở lại Việt Nam nhiều lần kể từ đó và tất nhiên là mỗi lần tôi lại rời đi đầy cảm xúc gắn với một đất nước Việt Nam đã chấm dứt chiến tranh từ lâu và trở thành đất nước trong trái tim tôi.

Trong những lần thăm Việt Nam đầu tiên, tôi được đưa đến thăm 1 hoặc 2 trại trẻ mồ côi gần Hà Nội. Mỗi lần tôi đều muốn tụ tập những đứa trẻ xinh đẹp đó lại trong vòng tay tôi, và tôi có thể đưa chúng về nhà và mang lại cho chúng nhưng cơ hội mà tôi biết chiến tranh đã tước đi của chúng rất nhiều. Tôi muốn làm gì đó trả lại cho Việt Nam và tôi nghĩ bằng cách nuôi 1 đứa trẻ mồ côi Việt, cho nó một cuộc sống nhiều triển vọng và nuôi nó với tình yêu thương và hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ của chính nó, tôi có thể đóng góp gì đó cho Việt Nam nói chung. Tôi nghĩ tôi đã đúng.

Tất nhiên là tôi không có sự lựa chọn nào khác, trong tâm trí tôi Nguyễn Thị Hạnh đã là con gái tôi và tôi sẽ làm mọi cách để bảo vệ cháu và đưa cháu về gia đình tôi. Mọi người tôi gặp ở Việt Nam trong chặng hành trình đó , tôi nói với họ điều đó và phần lớn họ đều hiểu. Khi tôi lo lắng và muốn từ bỏ, tôi hầu như chỉ nghĩ về Hạnh, rằng cháu có thể thiếu ăn những ngày đó, và giấc ngủ đêm của cháu có thể lạnh lẽo đến thế nào, tất cả đã thúc đẩy tôi.

Tất nhiên, nếu không có sự giúp đỡ của những người bạn Việt Nam như Phạm Tiến Duật và đặc biệt là Nguyễn Quang Thiều, người không bao giờ từ bỏ tôi hay nỗ lực của tôi trong việc nhận nuôi Hạnh và người đảm bảo cho tôi có thị thực để tôi có thể ở Việt Nam, đến Bình Lục, nơi con gái tôi đang sống ở trại trẻ mồ côi, và sau đó là hoàn tất quá trình xin con nuôi. Trong quá trình này tôi nhận được sự giúp đỡ của nhiều người bạn Việt Nam mà thiếu họ việc nhận con nuôi của tôi đã không thể đạt được.

Ngay từ đầu, mục đích của tôi là nuôi Hạnh như một người Mỹ gốc Việt, vì cháu chỉ mới 8 tuổi khi đến với chúng tôi nên chúng tôi phải tiếp tục dạy cháu cả tiếng Việt lẫn giáo dục Mỹ. Ngay lập tức, tôi tìm một giáo viên người Việt cho cháu thông qua một vài người bạn Việt tại trường đại học nơi tôi giảng dạy. Chúng tôi mua rất nhiền sách và chuyện Việt Nam, nhạc Việt Nam, băng đĩa Việt Nam và sách tiếng Việt ở nhà. Chúng tôi tin rằng điều đó là quan trọng để giúp con gái tôi giữ được tiếng mẹ đẻ và tình yêu của nó với nền văn hóa Việt, một trong những điểm mạnh nhất của dân tộc Việt. Ngay từ đầu, sự có mặt của Hạnh đã là điều may mắn cho gia đình chúng tôi, gắn kết chúng tôi với nhau và giúp chúng tôi chia sẻ được với một nền văn hóa khác bởi vì chiến tranh đã gắn kết chúng tôi với nhau.

Đối với tôi, Nguyễn Lê là một người phụ nữ đáng khâm phục mà tôi đã may mắn được gặp trong chuyến trở lại Việt Nam trước khi bà ấy mất. Bà ấy đơn giản, một người phụ nữ nông thôn thông minh và yêu con gái mình đến mức sẵn sàng cho cô đi bởi vì bà biết bà không thể chăm lo cho con gái mình được; đây đương nhiên là một hy sinh lớn của một con người, tôi nghĩ vậy. Và vì vậy tôi luôn nhớ về bà như một người phụ nữ dũng cảm và đầy lòng trắc ẩn. Bà ấy có khiếu hài hước tuyệt vời và đôi khi tôi sắp xếp cho bà ấy gặp Hạnh ở Hà Nội và chúng tôi đều rất hạnh phúc khi ở bên nhau.

Tôi thực sự bắt đầu viết cuốn sách ở khách sạn Nội Bài, mà tôi thường gọi là "Khách sạn không Visa", bởi vì chỉ những người không có giấy tờ hợp lệ vào Việt Nam như tôi mới ở khách sạn đó và bởi vì chúng tôi chỉ được ở trong khách sạn và không được ra ngoài. Tôi đã ngồi trong phòng khách sạn chờ đợi lực lượng an ninh sân bay tới đưa tôi lên 1 chuyến bay tới bất cứ đâu bởi vì về lý thuyết visa của tôi đã hết hạn trên chuyến bay của tôi tới Việt Nam. Tôi nóng, kiệt sức và không rõ điều gì sẽ đến với tôi hay Hạnh hay việc nhận con nuôi, và đột nhiên tôi nghĩ tốt hơn là tôi nên bắt đầu viết về những điều đang diễn ra. Đó mới là bước khởi đầu. Viết lách luôn là một công việc nặng nhọc bởi trách nhiệm phải tìm ra đúng từ ngữ.

Đồng thời, kể câu chuyện về Hạnh cũng là cách để kể một câu chuyện lớn hơn về bản thân tôi và những trải nghiệm của tôi với chiến tranh và chiến tranh đã ảnh hưởng tới tôi như thế nào. Sau đó tôi cảm thấy được giải phóng đôi chút. Và mặc dù bạn đúng khi cho rằng sự gần gũi của câu chuyện khiến tôi khó viết hơn, nhưng tôi luôn cảm thấy rằng đó không chỉ là câu chuyện của tôi, mà là câu chuyện lớn hơn về những người Mỹ và người Việt Nam và chiến tranh đã mang chúng ta đến với nhau như thế nào.

Ngay trong chuyến đi đầu tiên của tôi tới Việt Nam sau chiến tranh, vào mùa đông năm 1985, những người Việt Nam mà tôi gặp rất hòa nhã và tử tế, họ tử tế đến mức lúc đầu tôi cảm thấy hơi căng thẳng và không hiểu tại sao họ có thể thích tôi và thậm chí chấp nhận tôi ở đất nước họ sau khi đất nước tôi có chiến tranh với họ và tôi cũng đã tham gia.

Trong những lần trở lại Việt Nam sau đó, tôi quen nhiều hơn các nhà văn, và nghệ sĩ, bao gồm cả một số người đã chiến đấu trong chiến tranh. Hóa ra, chúng tôi có nhiều điểm chung, không chỉ là nhà văn mà cả là người lính của cùng một cuộc chiến. Tôi đã học được từ những người bạn mới rằng dù chúng tôi đã từng là kẻ thù, bây giờ chúng tôi có thể là bạn bởi chiến tranh đã qua đi. Đây là một điều thực sự có ý nghĩa với tôi và mối quan hệ ngày càng gắn bó với những nhà văn, cựu binh Việt Nam của tôi là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất và bền vững nhất trong cuộc đời tôi.

Tôi không thể nói thay người khác, nhưng những trải nghiệm của tôi ở Hà Nội, đặc biệt trong 20 năm qua đã giúp tôi nhận ra rằng tôi có rất nhiều điểm chung với bạn bè người Việt và gia đình họ. Tôi luôn được đối xử một cách kính trọng trong những chuyến đi tới Việt Nam và tôi luôn cảm thấy mình được chào đón. Tất nhiên tôi có cơ hội dành rất nhiều thời gian với các bạn nhà văn Việt Nam đến trung tâm Joiner để tham gia hội thảo thường niên trong 2 tuần, một trải nghiệm ngay từ đầu đã giúp tôi hình thành nên mối quan hệ gắn bó như bây giờ. Khi tôi không ở Việt Nam, tôi nhớ Việt Nam theo cách mà tôi nhớ nhà tôi khi tôi xa gia đình.

Thời gian làm người lính của tôi ở Việt Nam đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Trước hết, nó đưa tôi ra khỏi cái vỏ mà tôi đã lớn lên giữa những người thuộc tầng lớp công nhân là gia đình tôi và các bạn bè tôi, nó buộc tôi phải làm quen với những nền văn hóa khác, và kiểu người khác, tất cả những điều đó khiến một người trở nên mạnh mẽ hơn và có lòng trắc ẩn hơn. Tôi không phải kiểu người điển hình để trở thành nhà văn. Nếu không có những trải nghiệm đó, tôi sẽ không bao giờ nhận con nuôi Việt Nam, người đã khiến cho cuộc đời tôi trở nên có ý nghĩa hơn. Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam và những trải nghiệm của tôi đã góp phần định hình nên con người tôi bây giờ. Tôi cảm thấy tôi là một người mạnh mẽ hơn và tốt hơn nhờ những trải nghiệm này và tôi cảm giác rằng Việt Nam luôn là 1 trong 2 đất nước của trái tim tôi.

Văn hóa đóng vai trò như một chất xúc tác giữa những ngôn ngữ và giữa những trải nghiệm với những dân tộc khác nhau. Không có những nỗ lực thâm nhập văn hóa người khác một cách sâu sắc, sẽ không thể có sự hiểu biết thực sự về đất nước hay dân tộc đó. Điều này đặc biệt đúng khi bạn là nhà văn. Văn hóa nắm giữ những bí mật để hiểu được ngôn ngữ và hiểu cách thức người dân ở đó ứng xử với bạn.Tôi được ban cho một đứa con gái Việt Nam, vậy nên tôi có cơ hội hiểu và sống với một nền văn hóa rất Việt Nam, trải nghiệm này giúp tôi cầm bút viết về Việt Nam và dân tộc Việt trong tác phẩm của tôi.

Mỗi năm sau khi kết thúc cuộc chiến, văn chương Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều với độc giả Mỹ thông qua những bản dịch. Vì tôi là một giáo sư đại học, tôi có cơ hội nhìn thấy ảnh hưởng của những tác phẩm đó với sinh viên của tôi và tôi có thể nói rằng họ thực sự thích thú được học về Việt Nam qua góc nhìn của người Việt và họ có thể mở rộng góc nhìn văn hóa của mình bằng cách học về một đất nước xa xôi mà chúng ta đã được gắn kết với nhau, văn học Việt Nam càng đến được với nhiều người Mỹ, mối quan hệ giữa 2 nước càng trở nên vững chắc.

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)