Điểm
thứ hai là, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thấy rằng đẩy mạnh xuất
khẩu sang thị trường Trung Quốc dễ hơn so với một số thị trường khác.
Thứ ba, hội nhập khu vực và sự quan tâm của Chính phủ hai bên đã tạo
điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy
mạnh hơn việc xuất khẩu hàng hóa sang nước này.
Từ năm 2007 đến
nay, mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thường cao
hơn tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc đã bắt đầu khai thác tốt tiềm năng, lợi thế mà Việt Nam có,
nhưng Trung Quốc không có. Những mặt hàng nào thuộc điều kiện nhiệt đới,
chúng ta sản xuất phát triển được thì ta đều xuất mạnh sang Trung Quốc.
-
Trước đây, chúng ta vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là theo con
đường biên mậu, hàng hóa có giá trị gia tăng không cao, khó đạt được giá
trị kim ngạch mang lớn. Trong khi, ta thường nhập khẩu mặt hàng giá trị
lớn từ Trung Quốc. Vậy, đến nay, chúng ta đã có chuyển biến gì về cơ
cấu xuất khẩu này?
Ông Đào Ngọc Chương: Có thể nói,
thay đổi lớn nhất trong giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày hôm
nay là đã có sự chuyển biến từ buôn bán biên mậu sang buôn bán chính
ngạch.
Có thể chia làm 2 giai đoạn, từ năm 1991- 1997, là chủ
yếu ta buôn bán với nước bạn là qua biên giới nhưng từ năm 1997 đến nay,
con đường chính ngạch đã áp đảo và ngày càng giữ vị trí chủ đạo trong
quan hệ thương mại hai nước.
Năm 2010, buôn bán biên giới giữa
Việt Nam- Trung Quốc chưa đến 10 tỷ USD trong khi kim ngạch hai nước là
gần 30 tỷ. Rõ ràng, chính ngạch là chủ yếu.
Bên cạnh đó, tư duy
làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Trung Quốc cũng đã thay
đổi, trước đây, doanh nghiệp của ta nặng về hình thức chỉ đưa hàng tới
biên giới, bán nhỏ lẻ thì giờ, bắt đầu đã có đầu tư, có chế biến, có qui
hoạch, có chất lượng. Đó là điều phát triển nổi bật trong thời gian vừa
qua.
- Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, phía Trung Quốc không
muốn đẩy mạnh con đường chính ngạch khi giao thương với Việt Nam mà
thường, chính sách của nước bạn là khuyến khích biên mậu hơn. Việc này
đã khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn đẩy hàng vào sâu nội địa
Trung Quốc. Ông có ý kiến gì về điều này?
Ông Đào Ngọc Chương:
Nếu nói đó là chính sách của nước bạn, tôi nghĩ là không hoàn toàn như
vậy. Đối với Trung Quốc, thực ra, tỷ trọng hàng Việt Nam trong tổng kim
ngạch ngoại thương của nước bạn là không đáng kể, chỉ chiếm 0,78%. Trong
khi đó, buôn bán với Trung Quốc chiếm 14,7% trong tổng kim ngạch ngoại
thương của ta.
Trong chuyện này, phía Trung Quốc mong muốn ta ổn định trong vấn đề xuất khẩu.
Thứ
hai là, khi hai nước thực thi các cam kết trong khu vực tự do mậu dịch
ASEAN và Trung Quốc thì các ưu đãi trong buôn bán biên giới sẽ phải
giảm. Rõ ràng, người Trung Quốc đều muốn làm ăn với ta bằng chính ngạch.
-
Thưa ông, nhiều năm qua, tỷ lệ nhập siêu của ta từ Trung Quốc rất lớn.
Các nỗ lực xuất khẩu của ta vẫn chưa rút ngắn khoảng này, ông có ý kiến
thế nào?
Quan
hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc đã cải thiện đáng kể từ khi hai nước
bình thường hóa quan hệ năm 1991. Kim ngạch mậu dịch song phương tăng
từ 37,7 triệu USD năm 1991 lên 27 tỷ USD năm 2010, gấp 710 lần. Giai
đoạn 2006-2010, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng bình quân
16,5%/năm, Trung Quốc trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt
Nam, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trong đó, hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc
có 55% là hàng nhiên nguyên liệu, 15% là hàng nông, lâm thủy hải sản,
10% là hàng công nghiệp.
Đồng
thời, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với tốc
độ tăng bình quân là 32%/năm, chủ yếu là nhiên nguyên vật liệu, phụ tùng
máy móc. |
Ông Đào Ngọc Chương:
Nếu nhìn vào thực trạng nhập siêu từ Trung Quốc để biết là tích cực hay
tiêu cực, khách quan thì phải nhìn vào cơ cấu. Trong những gì ta nhập ở
Trung Quốc, xem laptop, điện thoại di động là bao nhiêu. Hay chủ yếu là
vật tư, nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp, phục vụ sản xuất trong
nước, chế biến xuất khẩu?
Trong 20,03 tỷ USD ta nhập từ Trung Quốc
năm 2010, tỷ lệ điện thoại di động, laptop, hay hàng tiêu dùng xa xỉ nói
chung là không đáng kể. Nhưng nếu như, tỷ lệ nhập khẩu hàng Trung Quốc
phần lớn lại là điện thoại, laptop... thì cơ cấu đó là không tích cực.
Chúng
ta phải xem nhóm hàng nhập thì thấy, nhóm chính đều là gang thép,
nguyên liệu đầu vào gia công dệt may, phân bón, thuốc trừ sâu... , chiếm
12-13 tỷ USD, là những thứ cần thiết. Tôi cho rằng, phải nhìn vào cơ
cấu mới đánh giá nhập siêu từ Trung Quốc khách quan được, từ đó, mới
giúp doanh nghiệp có hướng giảm nhập siêu.
- Tuy nhiên, do
hàng hóa, thiết bị Trung Quốc vào Việt Nam có nhiều vấn đề. Có ý kiến
cho rằng, thà Việt Nam chấp nhận nhập siêu từ nước có công nghệ cao,
chất lượng hàng tốt hơn là nhập siêu từ Trung Quốc?
Ông Đào Ngọc Chương:
Việt Nam đã hội nhập, trong đó, người quyết định việc nhập khẩu, xuất
khẩu theo qui định chung chính là doanh nghiệp. Việc nhập khẩu ấy phụ
thuộc vào đối tượng người tiêu dùng. Doanh nghiệp căn cứ vào đó và tính
toán bài toán lợi nhuận để quyết định nhập hàng. Còn tiêu chuẩn nhập
khẩu là do thỏa thuận của 2 bên. Trách nhiệm làm sao hàng hóa đảm bảo
tiêu chuẩn trên thị trường còn có cơ quan quản lý Nhà nước phải lo.