Một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là rau, củ và thực phẩm lại có chiều hướng chỉ tăng nhẹ hoặc chững lại, thậm chí giảm giá.
Cục
Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, tình hình cung cầu hàng hoá cơ bản
được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng được xem là
yếu tố cơ bản giảm áp lực tăng giá.
Tác động từ điều chỉnh chính
sách tại Nghị quyết 11 cũng tiếp tục vào thị trường, biểu hiện rõ nét
qua tỷ giá USD/VND khá ổn định và đang có xu hướng giảm trong thời gian
gần đây.
TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
cũng cho rằng một trong các nguyên nhân giúp thị trường bình ổn là quản
lý mạnh tay của Nhà nước khiến khối lượng tín dụng đưa ra ít. Các chính
sách thắt chặt quản lý vàng, USD, khống chế nhập siêu cũng góp phần giúp
tốc độ tăng giá giảm dần...
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Vũ
Đình Ánh nhận xét sự "hạ nhiệt" giá cả không phải do tác động từ các
biện pháp chống lạm phát theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

"Chính sách phải có độ trễ vài tháng nên không thể tác động tức thì đến thị trường như vậy," ông nhận định.
Ông
Vũ Đình Ánh cho rằng những biến động trên thị trường thế giới khiến giá
sắt, thép, đường nhập khẩu đều giảm đã tác động mạnh tới giá cả trong
nước. Đặc biệt khi tuần qua giá dầu cùng các hàng hóa khác có đợt giảm
trong ngày mạnh nhất trong hai năm qua.
Bên cạnh đó, lạm phát cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu dẫn tới biến động về sức mua.
Giá
cả tăng cao liên tục trong mấy tháng qua đã "tới ngưỡng" chịu đựng nên
người dân buộc phải "thắt lưng buộc bụng", tằn tiện chi tiều hơn. Vì
thế, người bán cũng không thể đẩy giá lên cao nữa nếu không muốn mất
khách.
Theo khảo sát của báo Công Thương với các tiểu thương ở
một số chợ Hà Nội như chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở... thì đợt tăng
giá trong suốt mấy tháng qua đã khiến lượng khách mua và lượng hàng bán
ra sụt giảm rất mạnh. Một tiểu thương ở chợ Nghĩa Tân cho biết trước
Tết, mỗi ngày anh bán được khoảng 3 tạ thịt. Nhưng kể từ khi giá lên,
lượng bán ra chỉ còn trên dưới 2 tạ/ngày. Ngay cả lượng thịt giao cho
các quán ăn cũng giảm.
Các chuyên gia kinh tế dự báo CPI tháng 5
có thể vẫn sẽ tăng, nhưng không đột biến và nhiều khả năng sẽ ở mức
tăng dưới 2% so với tháng 4.
Ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng nếu tiếp
tục kiên định thực hiện Nghị quyết 11 thì giá cả sẽ tiếp tục ổn định.
Tuy nhiên, ông Kiêm cũng lưu ý các yếu tố vật tư, nguyên liệu nước ngoài
tăng giảm bất thường, thiên tai, dịch bệnh có thể tác động khó lường
tới giá cả trong nước trong thời gian tới.