Ðó là, một Thăng Long - Kẻ Chợ
với cái nhìn mới lạ của những người phương Tây lần đầu đặt chân đến, họ
thấy một Kẻ Chợ 'rất đẹp và trù phú', trong tác phẩm Ðến thăm Kẻ Chợ -
Thăng Long thủ đô của vương quốc Ðàng Ngoài của William Dampeir
(1652-1715) - một nhà hàng hải Anh...
Phần thứ hai là, giai đoạn
1946 - 1975, có 88 bài viết. Trong giai đoạn này, Hà Nội nhận được sự sẻ
chia, gửi gắm tình cảm của bạn bè quốc tế trong cuộc đấu tranh thống
nhất đất nước. Trong 'Hà Nội thấy tận mắt', sức sống mãnh liệt của từng
tấc đất, con người nơi đây khiến cho chính người Mỹ H. Aptecơ phải kinh
ngạc trước sự thanh bình của một thành phố trong chiến tranh: 'Tôi đi
dạo trên những đường phố hai bên có trồng cây'; 'Ở trong nước Mỹ, những
gã điên rồ đó cho rằng bom sẽ có thể làm cho dân tộc này phải 'sợ' - cái
dân tộc đã suốt hai mươi nhăm năm trời chiến đấu chống thực dân Pháp và
phát xít Nhật và đã đánh bại cả hai'.
Phần thứ ba là, giai đoạn
từ 1975 đến nay, giới thiệu những bài viết mà tác giả là những người đã
nhiều năm gắn bó với Hà Nội như nhà văn Mỹ Lady Borton với 'Năm mới hôm
qua, hôm nay và ngày mai'; 'Tiếp sau nỗi buồn'; nhà văn Thụy Ðiển Bodil
Malmsten với 'Người xa nhưng lòng không xa'.
Ðọc Hà Nội với những tấm lòng gần xa, để thấy yêu hơn Hà Nội, qua góc nhìn của những người yêu Hà Nội khắp bốn phương.
(Theo Nhandan.org.vn)