 |
Thủ tướng Pakistan Yousaf Gilani. |
|
Vẫn
với khẩu khí của kẻ giành chiến thắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm
Chủ nhật 8/5 tiếp tục gây áp lực lên chính quyền của Tổng thống Asif Ali
Zardari yêu cầu làm rõ vì sao Osama bin Laden có thể trú ẩn "sờ sờ ra
đó" (in plain sight) ngay trước mũi quân đội - chỉ cách trường quân sự
Pakistan chừng hơn 1.000m. Tổng thống Obama thậm chí còn yêu cầu
Islamabad điều tra về việc liệu tình báo quân đội Pakistan có biết sự
hiện diện của Bin Laden hay không, nếu có thì cụ thể là những ai, danh
tính, làm việc ở đâu…
Trong khi đó, các nghị sĩ trong
Quốc hội Mỹ cũng tức giận bày tỏ sự nghi ngờ rằng một bộ phận trong các
cơ quan tình báo của quân đội Pakistan đã biết trước về nơi trú ẩn của
Bin Laden ở Abbottabad nhưng đã không làm gì để giúp Mỹ bắt hoặc tiêu
diệt y. Người Mỹ có lý do để "nổi giận" trước thái độ hợp tác "thiếu
trách nhiệm" của Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố, bởi vì mỗi
năm Mỹ chi viện trợ cho Islamabad 2 tỉ USD để phục vụ cho mục đích này,
và sắp tới còn tính tăng thêm định mức viện trợ hàng năm.
Sang ngày 9/5, đến lượt
Pakistan phản pháo. Thủ tướng Yousaf Gilani đã điều trần trước Quốc hội
Pakistan về vấn đề Bin Laden. Theo báo chí Pakistan, những vấn đề mấu
chốt liên quan đến vụ Bin Laden đã không được ông Gilani trả lời thỏa
đáng. Thay vào đó, ông Gilani đã tập trung phần lớn thời gian bênh vực
Cơ quan Tình báo ISI và quân đội Pakistan trong cuộc chiến chống khủng
bố, đồng thời ông chỉ trích gay gắt chính quyền Mỹ và CIA xung quanh
chiến dịch đột kích tiêu diệt Bin Laden ở Abbottabad, cho rằng hành động
đó đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Pakistan.
Ông Gilani cho rằng, chính
những hành động quân sự đầy thiếu sót của Mỹ và NATO ở Afghanistan đã
làm phân tán các phần tử khủng bố và đẩy chúng sang Pakistan, khiến
Pakistan trở thành nạn nhân lớn nhất của khủng bố từ trước đến nay. Ông
Gilani cảnh báo Mỹ trong tương lai nếu tiếp tục những cuộc bố ráp để bắt
các phần tử khủng bố cao cấp khác sẽ bị đáp trả quyết liệt bằng sức
mạnh quân sự toàn diện (theo New York Times).
Trước đó, ngày 5/5, tướng
Ashfag Parvez Kayani - Tổng tư lệnh quân đội Pakistan đã lên tiếng phản
đối chiến dịch đột kích của người Mỹ ở thị trấn Abbottabad. Trong bài
phát biểu của mình, ông Kayani cùng các tướng lĩnh quân đội Pakistan đưa
ra yêu cầu Mỹ phải cắt giảm sự hiện diện ở Pakistan xuống mức tối thiểu
và dọa sẽ xem xét lại sự hợp tác nếu Mỹ lặp lại hành động tương tự
trong tương lai (theo AFP).
Thái độ "ương ngạnh" và những
lời lẽ cứng rắn của Thủ tướng Gilani và tướng Kayani đã khiến người Mỹ
thêm bực tức. Sau khi tiêu diệt Bin Laden, mục tiêu tiếp theo là Mỹ sẽ
nhắm đến phó tướng Ayman Zawahiri. Zawahiri rất có thể hiện đang trú ẩn ở
vùng rừng núi Pakistan, vì vậy, khả năng truy lùng tên này sẽ càng khó
hơn nếu Pakistan thật sự làm như những gì họ tuyên bố.
 |
Tổng thống Mỹ B.Obama phát biểu trước báo giới ngày 8/5/2011. |
Chưa hết, Mỹ càng bực tức hơn
nữa vì Pakistan không chỉ "cãi bằng mồm" mà còn dùng hành động để trả
đũa: hôm 7/5, ISI đã không ngại ngần tiết lộ danh tính điệp viên Mark
Carlton - Trưởng trạm CIA bên trong Đại sứ quán Mỹ ở Islamabad. Đây là
vụ tiết lộ danh tính điệp viên thứ 2 kể từ cuối năm 2010, và là một sự
thách thức của ISI đối với "uy quyền" của CIA trong quan hệ đối tác giữa
2 bên. Nó góp phần vào những tranh cãi làm cho mối rạn nứt trong quan
hệ Mỹ - Pakistan quanh chương trình máy bay không người lái của CIA càng
trở nên nghiêm trọng hơn.
Hiện tại, kho tài liệu chứa
trong các đĩa vi tính, USB, đĩa video, ghi âm, bản in,… tịch thu được
của Bin Laden còn đang trong quá trình xử lý, chưa thể tìm ra được bằng
chứng xác thực, cho nên chính quyền Mỹ cũng không trực tiếp cáo buộc cá
nhân, tổ chức nào có quan hệ giúp đỡ Bin Laden. Nhân chứng sống duy nhất
của vụ việc là Amal Ahmed Abdul Fatah - cô vợ trẻ của Bin Laden hiện
đang bình phục vết thương và đang nằm trong tay tình báo quân đội
Pakistan, nhưng phía Pakistan nhất quyết không cho CIA và giới chức an
ninh Mỹ tiếp cận cô ta.
Vấn đề đằng sau thái độ và khẩu
khí của Pakistan trong cuộc tranh cãi với Mỹ là gì? Theo báo chí
Pakistan, có vẻ như Thủ tướng Gilani và Tổng thống Zardari đang tìm cách
dùng lá bài Mỹ để "chống đỡ" trước làn sóng công kích từ phía đối lập
và dư luận trong nước sau vụ Bin Laden. Shah Mahmood Qureshi - một nghị
sĩ thuộc đảng cầm quyền PPP và là cựu Ngoại trưởng Pakistan, cùng một
loạt nghị sĩ khác đã lên tiếng yêu cầu Tổng thống Zardari và Thủ tướng
Gilani phải từ chức vì vụ “mất mặt” trên.
Ở Pakistan, Qureshi là nhân vật
rất thân cận và có nhiều ảnh hưởng đối với quân đội Pakistan, cho nên
tiếng nói của người này rất có trọng lượng. Vì vậy, có thể xem những lời
lẽ bênh vực ISI quyết liệt của cả Thủ tướng Gilani và tướng Kayani cũng
có dụng ý nhằm chống đỡ giúp cho tướng Ahmed Shuja Pasha - thủ trưởng
ISI - trước những yêu cầu cải tổ nêu trên. Ngay cả quân đội cũng chịu
chung số phận vì để cho vụ việc "mất mặt" như thế xảy ra ngay trước mũi
mình. Cả quân đội và tình báo ISI đều cần phải "thanh minh" trước dư
luận và các đảng phái chính trị đối lập, cho nên không thể trách họ "làm
căng" với người Mỹ

|