Đó là một yêu cầu quan trọng, không chỉ có ý
nghĩa đảm bảo giá cả dù có tăng cũng hợp lý, một thị trường ổn định và
lành mạnh. Quan trọng, khi giá cả và thị trường ổn định sẽ góp phần tạo
dựng niềm tin cho người dân và nền kinh tế, ổn định đời sống người dân
và góp thực thành công vào mục tiêu an sinh xã hội.
Dưới một góc
độ nào đó, với đa số người dân bình thường, ổn định vĩ mô, chống lạm
phát thành công đối với họ được hiều bằng những điều rất bình thường
như: giá cả không còn tăng phi mã, thị trường ổn định, đời sống dễ thở
hơn.
Thực hiện điều đó, việc chống tăng giá đã được triển khai
khá quyết liệt. Thậm chí nhà nước đã chấp nhận chịu thiệt để giữ và chưa
tăng giá một số mặt hàng; bỏ tiền để bình ổn giá những mặt hàng thiết
yếu, kêu gọi các DN và nhà phân phối cùng có trách nhiệm bình ổn giá cả.
Quyết
tâm của Chính phủ là như vậy, nhưng thực thi thì vẫn còn nhiều khó
khăn. Mới đây, cuộc họp về sản xuất và kinh doanh đường đã bộc lộ một
bất cập lớn trên thị trường nay. Trong lúc các nhà máy đang tồn kho rất
nhiều và đã đã giảm giá bán xuống mức 16.000 - 18.000 đồng/kg, chấp nhận
giảm lãi xuống mức thấp nhất. Đây là cơ hội để giảm giá đường sau một
cơn sốt giá từ năm ngoái kéo dài đến nay. Thế nhưng, giá bán lẻ mặt hàng
này lại không giảm mà vẫn ngất ngưởng ở mức 26.000 - 28.000 đồng. Nhà
sản xuất và người tiêu dùng bức xúc nhưng nhà phân phối và cơ quan quản
lý vẫn chưa có hồi âm. Trong khi đó, đường nhập lậu từ các nước vẫn tràn
về Việt Nam vì giá trong nước quá cao, họ có thể kiểm lời rất lớn.