Ông nhận định thế nào
khi có ý kiến cho rằng, các trường học khu vực nội thành Hà Nội đang qua tải
trên diện rộng? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “trường tuyển không hết, trường
mong học sinh không đến” là gì?

|
Ông Nguyễn Hiệp Thống: "Ngay sau hợp nhất Thành
phố cũng đã chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các ngành liên quan hoàn thành “Quy
hoạch mạng lưới trường học Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”.
|
Theo quy hoạch mạng lưới trường
học của Hà Nội, tại hầu hết mỗi phường, xã, thị trấn đều có một hệ thống trường
công lập từ mầm non, tiểu học đến THCS đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân
dân trên địa bàn.
Trên thực tế trong năm học vừa
qua, ở quận Hoàn Kiếm, tỉ lệ HS/lớp là 42,9 HS/lớp, quận Hai Bà Trưng là 42,6
HS/lớp. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh với những lý do khác nhau vẫn cố gắng tìm đủ
mọi cách xin cho con theo học ở trường của phường khác hoặc quận khác gây áp lực
tuyển sinh tại một số địa bàn.
Cũng có một thực tế là do mật độ
dân cư phân bổ không đồng đều trên từng khu vực, nhiều chung cư cao tầng mọc lên
trên nền các khu nhà thấp tầng ở nội thành trong khi quy hoạch trường lớp ở nội
thành đã ổn định từ hàng chục năm nay nên đã xảy ra hiện tượng “trường tuyển
không hết, trường mong học sinh không đến”.
Một trong những nguyên nhân
dẫn đến quá tải là do nhiều chung cư cao tầng mọc lên, gia tăng dân cư sinh sống
nhưng trường học lại không tăng. Việc xây dựng đô thị tách rời giáo dục, trước
sau cũng dẫn đến những bất hợp lý - Sở GD&ĐT đã có khảo sát thực tế để có hướng
dẫn quyết, thưa ông?
- Thành phố cũng đã thấy được
tình trạng bất cập này và đã có chủ trương yêu cầu các chủ đầu tư phải gắn chặt
việc xây dựng khu đô thị với xây dựng các công trình phục vụ hạ tầng xã hội, mà
cụ thể là xây trường học cho con em nhân dân trong khu đô thị.
Cùng với việc tăng cường đầu tư
cho xây mới trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia thì chủ trương giải phóng
các nhà máy, xí nghiệp, các trường ĐH ra ngoại thành, để dành quỹ đất cho xây
dựng trường học cũng là một biện pháp làm giảm áp lực tuyển sinh cho các trường.
Bên cạnh đó, ngay sau hợp nhất
Thành phố cũng đã chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các ngành liên quan hoàn thành
“Quy hoạch mạng lưới trường học Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến
2030”.
Tại cuộc họp giao ban về GD&ĐT
với lãnh đạo thành phố Hà Nội mới đây, nhiều ý kiến cho rằng cách làm như trên
không phải là giải pháp lâu dài. Mà theo lãnh đạo các quận, huyện, việc sửa chữa
những bất hợp lý trong mạng lưới trường học, việc gắn chặt xây dựng đô thị xây
dựng hệ thống trường học là vấn đề Hà Nội phải đặc biệt quan tâm?
|
Nhiều chung cư cao tầng mọc lên ở nội thành trong
khi quy hoạch trường lớp ở nội thành đã ổn định từ hàng chục năm nay... Ảnh Văn
Chung
|
- Chắc chắn là sau khi quy hoạch
này được phê duyệt và đưa vào thực hiện sẽ bổ sung, sắp xếp lại các trường trên
địa bàn, khắc phục những bất cập trong thời gian qua. Tất nhiên, việc này không
thể làm trong ngày một ngày hai được.
Phụ huynh cảnh giác với "môi
giới"
Lãnh đạo một số trường Tiểu
học trên địa bàn giật mình khi đọc tin chạy trường, chạy lớp…mất cả 1000 USD. Đã
khi nào Sở xem xét vấn đề đặt ra và có định hướng “hạ nhiệt” thông tin?
- Những vấn đề “chạy trường, chạy
lớp” chúng tôi cũng chỉ được biết qua báo chí nhưng chưa trực tiếp nhận được
phản ánh cụ thể nào từ phía phụ huynh học sinh về việc có hiệu trưởng nào vòi
vĩnh đòi tiền xin học trái tuyến của phụ huynh học sinh.
Nếu có chắc chắn sẽ bị sử lý
nghiêm khắc.
Hàng năm, công tác tuyển sinh ở
các trường được làm công khai, minh bạch thông qua hội đồng tuyển sinh của
trường dưới sự chỉ đạo của phòng GD-ĐT và UBND quận. Cá nhân tôi nghĩ rằng,
không một hiệu trưởng nào lại dám đánh đổi danh dự và uy tín của mình để kiếm
tiền như vậy. Các bậc phụ huynh cũng cần hết sức cảnh giác trước những kẻ “môi
giới” tìm cách kiếm tiền trong việc xin học, kẻo “tiền mất, tật mang”.
Cũng nhiều phụ huynh có nguyện
vọng con được học trong môi trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt, có thầy
tốt…nên đổ xô vào các trường học danh tiếng dẫn đến áp lực tuyển sinh đã nóng
càng nóng thêm nóng khi nguyện vọng của họ không được đáp ứng. Vậy ngành giáo
dục đac có định hướng gì để phụ huynh yên tâm gửi con trường gần nhà, thưa ông?
- Nhu cầu của cha mẹ học sinh vốn
rất đa dạng. Có người ở chỗ này, hộ khẩu chỗ khác nên xin học trái tuyến, có
người muốn xin cho con học gần nơi làm việc để tiện đưa đón, có người xin cho
con đi học trường khác vì chê trường ở địa bàn mình nằm trong ngõ hẹp, gần chợ
búa, trong khu “dân trí thấp”.
Cũng có những phụ huynh rỉ tai
nhau là trường này trường kia là “trường điểm” nên xin bằng được cho con vào
học... khiến cho việc tuyển sinh không chỉ là áp lực cho phụ huynh mà cho cả
ngành giáo dục và các cấp quản lý, nhất là những tỉnh thành có dân cư đông, có
điều kiện sống cao như Hà Nội, TP HCM… Và vì thế, tình trạng trường thừa, trường
thiếu học sinh vẫn cứ xảy ra.
Để khắc phục tình trạng này cần
phải có nhiều giải pháp đồng bộ, cả về các quy định phương án tuyển sinh, về đầu
tư cho CSVC, đội ngũ GV và cả nhận thức của phụ huynh nữa …
Việc “chọn trường” không những
gây mệt mỏi cho học sinh và gia đình mà còn gây nhiều khó khăn cho các nhà quản
lý.
Rõ ràng là không phải cứ vào được
trường vừa ý là mọi học sinh đều học giỏi mà điều căn bản là khả năng, ý thức
của HS, sự quan tâm của giáo viên đến mỗi HS, sự chú ý của phụ huynh với việc
rèn luyện các cháu. Đừng vì hiệu ứng về “trường điểm”, “lớp chọn” mà phải mất
thời gian tiền bạc cho một số kẻ “môi giới” hứa hẹn xin cho con theo học trái
tuyến.
Không còn "nơi thừa, nơi thiếu
học sinh"
Thưa ông, có khi nào sự quan
tâm đầu tư cho những trường có uy tín khác so với các trường kém “thương hiệu”
hơn?
- Về cơ sở vật chất thì đã nhiều
năm qua, ngành giáo dục đã được thành phố luôn quan tâm tăng cường đầu tư CSVC,
sửa chữa, xây mới trường lớp để đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh.
Có thể thấy gần 3 năm sau hợp
nhất, đi đến bất cứ địa bàn nào cũng thấy các công trình trường học đang ngày
càng trở nên rộng rãi khang trang với diện mạo mới .
Cùng với đó, công tác xây dựng
đội ngũ giáo viên càng ngày càng được coi trọng - đây được coi vừa là mục tiêu
và là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục, giảm sự chênh lệch về chất lượng
đội ngũ giữa các trường...
Những giải pháp như trên sẽ rút
ngắn khoảng cách chất lượng giữa các trường, học sinh sẽ được hưởng thụ điều
kiện giáo dục công bằng như nhau. Từ đó cũng sẽ bớt đi tình trạng chọn trường
này, chê trường kia của cha mẹ học sinh, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi
thiếu học sinh như những năm vừa qua.
Cảm ơn ông!