Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ năm, 02/06/2011 04:43
'Sẽ nhiều điểm khá, ít điểm trung bình ở môn Văn'
Có kinh nghiệm 41 năm dạy Văn, nhiều năm làm chủ tịch hội đồng coi thi, nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại (Hà Nội) cho rằng, đề Văn năm nay rất hay, sẽ có nhiều điểm khá, ít điểm trung bình.

"Đề nằm hoàn toàn trong nội dung ôn luyện, rất mở và hay" là nhận xét của thầy Đại khi có đề thi Văn trong tay. Theo thầy, tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu nằm trong chương trình ôn tập, cũng có trong một số đề thi thử nên nếu chăm chỉ học tập, thí sinh sẽ không thấy bất ngờ.

Câu hai là câu nghị luận, suy nghĩ về ý kiến "Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đi đúng cho mình", thầy Đại cho rằng đây là một dạng quen thuộc từ khi Bộ có chủ trương ra đề thi mở. Tại các trường, giáo viên cũng thường xuyên hướng dẫn học sinh phải mổ xẻ vấn đề như thế nào ở dạng bài này.

Nhà giáo nhân dân Đặng Đình Đại cho rằng sẽ có nhiều điểm khá, ít điểm trung bình ở môn Văn. Ảnh: Hoàng Thùy.

"Tôi cho rằng đây là câu hỏi sẽ thu được nhiều bài viết hay của học sinh khối A bởi bản chất các em thông minh, sáng tạo. Lời văn của các em không bay bướm nhưng rất sâu và độc đáo. Đây cũng là câu hỏi tạo cơ hội chô thí sinh nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình một cách chân thật nhất", thầy Đại nói.

Đối với đề phân tích một đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng, thầy giáo có 41 năm dạy Văn cho biết, sẽ không có nhiều học sinh bỡ ngỡ vì đây là một tác phẩm hay, khi học trong trường các thầy cô đều nhấn mạnh và cũng rất nhiều học sinh yêu thích. Hơn nữa, đề thi học kỳ 1 vừa qua, các em cũng đã được làm phân tích một phần tác phẩm này.

"Đây là đề thi vừa sức với học sinh, các em có học lực trung bình vẫn có thể làm được. Thế nên chắc chắc sẽ có nhiều điểm khá, ít điểm trung bình, nhưng số điểm giỏi sẽ không nhiều", thầy Đại nhận định.

Thầy giải thích, ở câu 1 nếu học sinh chỉ học qua loa thì sẽ không làm được, không nhớ nổi khi Phùng ngắm nhìn bức ảnh do mình chụp thì thấy hiện lên những gì. Câu 2 là để mở "nhưng không phải cứ mở là dễ, học sinh cũng cần phải tư suy logic, suy luận chặt chẽ".

Sỹ tử ôn bài trước giờ thi Văn. Ảnh: Hoàng Hà.

Nhiều năm làm chủ tịch hội đồng coi thi, thầy cho rằng, các giáo viên khi chấm câu nghị luận thường rất dè dặt, ít khi cho điểm tối đa. Hơn nữa, bài viết của học sinh và đáp án của Bộ bao giờ cũng có sự vênh nhau nên điểm 6, 7, 8 chiếm đa số, khó có 9, 10.

Có cùng nhận định trên, cô Dương Tú Anh (Tổ phó tổ Ngữ Văn THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) cho biết, kết cấu đề thi môn Văn năm nay đã đảm bảo tính chất tổng hợp kiến thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận của học sinh. Nội dung đề thi sát với chương trình, phù hợp với đối tượng học sinh THPT ở mọi trình độ, đúng với tính chất của một đề thi tốt nghiệp.

Theo cô Tú Anh, ở phần câu hỏi tái hiện kiến thức, đề không hỏi chung chung về tác phẩm, mà hỏi cụ thể một nội dung, đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ văn bản.

"Ở phần bài văn nghị luận xã hội, tôi tâm đắc với đề thi khi yêu cầu học sinh đề cập đến một vấn đề thiết thực với tương lai của một học sinh tốt nghiệp THPT. Tôi chỉ có một kiến nghị nhỏ là giá như đề thi có một ý nhỏ trong một câu hỏi tương đối khó để những học sinh thực sự có năng khiếu hứng thú với bộ môn và bộc lộ được năng lực của mình", cô chia sẻ.


(Theo Vnexpress.net)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)