Sapa điểm đến yêu thích của nhiều du khách
Cơ
sở cho sự hy vọng tuyệt diệu này là năm 2010, Việt Nam đã đón hơn 5
triệu lượt khách quốc tế, đứng hàng thứ tư trên thế giới, đạt mức tăng
trưởng hơn 15% so với năm trước.
Theo giáo sư marketing của Đại học ESCP Europe (Pháp) Frédéric Jallat: Hiện
tượng gia tăng số khách du lịch tới Việt Nam liên quan tới nhiều yếu tố
như, bối cảnh kinh tế châu Á được cải thiện (du lịch xuyên biên giới từ
Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan và cả Hàn Quốc tới Việt Nam đạt những
kỷ lục về lượng khách); tác động từ những cố gắng của các nhà chức trách
Việt Nam từ hơn 10 năm nay và sự tăng tiến của đất nước, cùng nhiều sự
kiện văn hóa nổi bật trong năm như lễ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 1.000
năm… nên Việt Nam đã trở thành điểm đến của đông đảo khách du lịch trên
toàn thế giới.
Giáo
sư Frédéric Jallat nhận định, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển
hàng đầu thế giới về lượng khách du lịch và ngày càng có sức thu hút.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt trong việc phát triển
thành một nền du lịch chuyên nghiệp hóa, cần phải lưu ý đến việc kết hợp
giữa marketing, hệ thống sản xuất và hệ thống nhân lực; cần thúc đẩy
hơn nữa công tác truyền thông, địa phương hóa dịch vụ du lịch, để tạo ra
các chuẩn mực chất lượng và sử dụng có chiến lược hoạt động truyền
thông mang tính cá nhân như kích thích mua sắm dịch vụ, tạo ra các khách
hàng trung thành.
Giáo sư Frédéric Jallat
chia sẻ, để có được thành công - nước Pháp, điểm đến du lịch hàng đầu
của thế giới, đã đón gần 80 triệu lượt khách quốc tế năm 2010, là do
Chính phủ và các ngành chức năng Pháp đã có được cách thức tiếp thị và
quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch bài bản, chặt chẽ và nắm vững những khía cạnh quản lý của các hoạt động này từ gần 50 năm nay. Gần
đây, ngành tiếp thị và quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch Pháp tiếp
tục được hưởng lợi từ việc phát triển ý tưởng và vận hành quan trọng.
Học
hỏi kinh nghiệm từ Pháp, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, du lịch Việt
Nam có nhiều yếu tố để thành công: Có lịch sử và văn hóa nổi tiếng trên
thế giới, các thành phố hấp dẫn (đặc biệt là cố đô Huế và Hội An đã được
xếp vào hàng di sản thế giới của UNESCO), 6 khu bảo tồn sinh vật thế
giới, 2 danh lam thuộc di sản nhân loại thế giới (vịnh Hạ Long và vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng); hiện Việt Nam xếp thứ 16 trên thế giới về
đa dạng sinh học với 16% các loài trên thế giới. Ngoài du lịch biển,
thì du lịch văn hóa (đặc biệt phát triển ở 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và
Phú Thọ) và một số hình thức mới như du lịch sinh thái hay du lịch thể
thao cũng đang trên đà phát triển. Một ví dụ minh chứng là mới đây, Tạp
chí du lịch Lonely Planet đã xếp Sapa vào Top 10 điểm đi bộ hấp dẫn nhất
trên thế giới.
Tổng
cục Du lịch Việt Nam đang triển khai một chiến lược phát triển du lịch
với ý chí mạnh mẽ cho tới năm 2020. Nhiều dự án hợp tác đã được ký kết,
theo đó đã có 14 dự án của Pháp với tổng số 188 triệu USD đã được thảo
luận nhân chuyến thăm và làm việc tới Paris vào tháng 5 vừa qua của ông
Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam../.
(Theo www.ven.vn)
|