Xin học mầm non: Các trường phải công khai thời gian phát đơn
Đó là khẳng định của
bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, tại buổi giao ban
báo chí của Thành ủy Hà Nội vào chiều qua 5/7.
Tại buổi giao ban này, toàn bộ thời gian được dành cho
Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ về công tác tuyển sinh đầu cấp. Bên cạnh đó
những bất cập mà nhiều phóng viên đề cập cũng được các ban ngành liên
quan của Sở GD-ĐT đứng ra trả lời. Một trong những khía cạnh được “mổ
xẻ” nhiều nhất đó chính việc Hà Nội lại tái diễn cảnh phụ huynh thức
trắng đêm để xếp hàng nộp đơn cho con vào trường mầm non. Điển hình đó
là Trường mầm non Thành công A.

Trọng tâm của buổi giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội vào chiều ngày 5/7 chủ yếu liên quan đến cảnh xếp hàng xin học vào trường mầm non (Ảnh: Hoàng Lân)
Quá tải trường công!
Chia sẻ về những khó khăn trong công tác tuyển sinh, ông
Đoàn Hoài Vĩnh - phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Công tác tuyển
sinh các trường mầm non cho thấy các trường mầm non công lập chưa đáp
ứng được nhu cầu ở các lứa tuổi, kể cả trẻ 5 tuổi. Nguyên nhân của tình
trạng này là do dân số cơ học tăng nhanh, sự tăng dân do nhiều gia đình
có xu hướng chọn năm sinh… ngoài ra còn do chất lượng chưa đồng đều.”
“Hà
Nội đảm bảo đủ chỗ học cho bậc học mầm non nhưng không phải trẻ nào
cũng được học ở trường công lập. Hiện nay chỉ có trẻ 5 tuổi được bảm bảo
100% học trường công lập. Những nhóm tuổi còn lại mà ở nơi thiếu chỗ
học thì trước mắt phải cho theo học ở trường ngoài công lập sau đó thành
phố sẽ tiếp tục có phương án xây dựng trường công lập thêm” - bà Phạm Thị Hồng Nga - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội |
Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương - Trưởng phòng Giáo dục mầm
non Sở GD-ĐT Hà Nội thì hiện nay toàn thủ đô có 837 trường mầm non
trong đó có 683 trường công lập. Qua đó cho thấy sự quan tâm rất lớn của
UBND Thành phố Hà Nội tới cấp học mầm non.
Bà Lan Hương phân tích: “Nghị quyết 05 của Chính phủ ban
hành ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh tăng cường công tác xã hội hóa các lĩnh
vực văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao trong đó có nêu một chỉ tiêu
rất là rõ đó là đến năm 2010 các trường không đảm nhiệm vụ phổ cập thì
chuyển sang hoạt động cơ chế dịch vụ và chuyển tất cả cơ sở bán công
sang loại hình dân lập hoặc tư thục. Tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công
lập năm 2010 là 80% và trẻ mẫu giáo là 70%
Tuy nhiên với sự tham mưu của các cấp chính quyền thì
ngành giáo dục Hà Nội là thực hiện ngược lại đó là chuyển 500 trường mầm
non bán công thành trường công lập. Cụ thể, Hà Nội cũ năm 2008 đã
chuyển 150 trường bán công sang công lập, sau đó đến tháng 8/2008 thì Hà
Nội hợp nhất và xuất hiện thêm 357 trường mầm non bán công. Sau khi
tham mưu thì đến 4/2009 số trường này đã được chuyển thành công lập. Như
vậy từ con số rất ít trường công lập thì Hà Nội hiện nay đã có hơn 80%
trường mầm non là công lập”
Liên quan đến việc phụ huynh Hà Nội thức trắng đêm xin
nộp đơn học cho con, bà Hương chia sẻ: “Nếu theo nghị quyết 05 thì phần
lớn trẻ sẽ phải theo học ở trường ngoài công lập nhưng thực tế ở Hà Nội
thì ngược lại khi mà có trên 80% trẻ được học ở trường công lập. Một
vấn đề dễ nhận thấy đó là hiện nay người dân thủ đô vẫn quen sống “bao
cấp”, chưa chuẩn bị cho mình tâm thế thực hiện xã hội hóa giáo dục. Bên
cạnh đó, thực tế học phí các trường công lập là quá thấp, hơn 10 năm nay
mức học phí vẫn chỉ dừng lại 50.000 đồng/tháng đối với trẻ mẫu giáo,
đối với trẻ nhà trẻ là 70.000 đồng/tháng, tiền bán trú ăn ngủ tại trường
là 25.000 đồng/tháng. Trong khi đó các trường tư thục thì rất ít trường
được thuê đất của nhà nước chính vì thế mức học phí cao hơn gấp nhiều
lần so với trường công. Nếu như trước kia chúng ta phải vận động trẻ ra
lớp thì ngày nay với sự phát triển về chất lượng của các trường mầm non
nên nhu cầu người dân đưa trẻ đến lớp là rất lớn. Với sự “mâu thuẫn” về
mức học phí nên người dân thường đổ xô về các trường công lập và chấp
nhận xếp hàng để kiểm cho con một suất học trường công nhằm giảm chi
phí”.
Chưa chuẩn bị tâm lý đón nhận xã hội hóa nên người dân luôn tìm cách cho con vào được trường công để giảm chi phí. (Ảnh: Hoàng Lân)
“Thực
ra như chúng tôi thấy các trường mầm non công lập dành cho những gia
đình chính sách, hộ nghèo còn tăng cường mở rộng các trường cung ứng
dịch vụ chất lượng cao dành cho các gia đình có thu nhập cao. Tuy nhiện
hiện nay vẫn chưa phân biệt ranh giới rõ ràng giữa người thu nhập cao và
thu nhập thấp cho nên cứ trường công lập là chen nhau vào”- Trưởng
phòng Giáo dục mầm non nhấn mạnh.
Minh chứng cho sự quá tải ở trường công, đặc biệt là ở
khu vực phường Thanh Công tái diễn cảnh xếp hàng trắng đêm xin con đi
học mầm non, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho hay: “Theo điều tra của trường mầm
non Thành Công A và UBND phường thì khu vực phường Thành Công là nơi có
nhiều nhà cao tầng, dân số trên 27.000, với gần 7.000 hộ dân, có 2.495
trẻ trong độ tuổi mầm non. Nhưng hiện địa bàn chỉ có hai trường mầm non
công lập là trường Họa Mi và Thành Công A. Trường Thành Công A khi xây
dựng chỉ đáp ứng quy mô của 250 trẻ, nhưng hiện đã nhận đến trên 1.000
trẻ, còn trường Họa Mi xây dựng cho 300 trẻ thì giờ phải nhận 700 trẻ,
như vậy, dù đã cố gắng nhưng phường này chỉ đáp ứng chỗ học cho 1.700
trẻ trong trường công lập. Tuy nhiên, trong số những người dân xếp hàng
tối 30/6 có cả những người không có hộ khẩu tại phường này, có người đã
xin học cho con ở trường khác rồi vẫn đi xếp hàng để “mong” được vào
trường tốt hơn”.
Đến năm 2015: Sẽ chấm dứt hiện tượng quá tải?
Bà Phạm Thị Hồng Nga, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho
biết trong năm học 2010- 2011, Hà Nội đã xây dựng thêm 37 trường mầm non
công lập, nhưng trường công lập vẫn không đáp ứng được nhu cầu gửi con
của người dân nên đã xảy ra tình trạng phụ huynh tự phát xếp hàng trắng
đêm để chờ mua đơn xin học.
Tình trạng này không phải là mới ở Hà Nội. Những năm
trước, khi vấn đề này này xảy ra ở một vài trường, sở GD-ĐT Hà Nội cũng
đã làm việc với UBND các quận để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp
khắc phục. Và năm nay việc phụ huynh tái diễn cảnh xếp hàng chờ mua đơn ở
trường mầm non Thành công A, lãnh đạo Sở GD-ĐT đã làm việc với nhà
trường, UBND phường, quận ngày trong ngày 1/7 đề nghị có phương án giải
quyết tốt nhất nhu cầu gửi con của phụ huynh trong địa bàn.
Liên quan đến việc nhà trường sử dụng bản danh sách do
phụ huynh lập ra để gọi tên nộp đơn, bà Nga khẳng định: “Sau sự việc
phụ huynh xếp hàng trắng đêm ở trường mầm non Thành Công A, lãnh đạo Sở
GD-ĐT đã thống nhất và có quy định yêu cầu các trường mầm non không được
phép sử dụng danh sách do phụ huynh lập ra vào ban đêm. Quy định của
UBND thành phố Hà Nội là các trường tổ chức tuyển sinh đúng tuyến từ
ngày 1/7. Vì vậy các trường sẽ phải thông báo công khai ngày, giờ phát
đơn và nhà trường phải đứng ra tổ chức".
Về việc “gắp thăm” phiếu để mua đơn mà một số trường
mầm non đã thực hiện trong mùa tuyển sinh này, bà Nga chia sẻ: “Chúng
tôi cũng rất băn khoăn và thấy cách đó không được hay lắm nhưng trước
mắt không còn cách nào tốt hơn thế. Có thể xem đây giải pháp tình thế để
tránh chuyện phụ huynh tụ tập, xếp hàng một cách ồn ào”.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, với đề án
“khủng” nâng cao chất lượng giáo dục mầm non với tổng mức đầu tư trên
3.000 tỷ đồng kết hợp với đề án phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi thì thời gian
tới, cấp học mầm non chắc chắn sẽ có những khởi sắc. Đối với 4 quận nội
thành “lõi” không còn đất thì sẽ tiến hành nâng tầng, tuy nhiên sẽ
không thể cho nâng tầng bừa bãi được mà cần phải hết sức thận trọng
(liên quan đến kết cấu xây dựng trước đó).
“ Tôi khẳng định đến năm 2015 vấn đề quá tải hay cảnh
phải xếp hàng qua đêm sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, vẫn phải thực hiện
chủ trương về xã hội hóa các trường đào tạo, tức là phải có trường tư để
làm đối trọng cho trường công vì nhà nước không bao cấp được cho tất cả
các trường” - bà Phạm Thị Hồng Nga chốt lại vấn đề.
Trao đổi với Dân trí,
ông Nguyễn Thế Đại - Trưởng phòng giáo dục quận Ba Đình cho biết, năm
nay việc trường mầm non Thành Công A trở thành điểm “nóng” trong tuyển
sinh là do hai nguyên nhân. Thứ nhất phường Thành Công là một trong hai khu đông dân cư nhất của quận Ba Đình. Thứ hai, Trường Thành Công A liên tục đạt danh hiệu xuất sắc cấp thành phố nên rất được sự tin tưởng của các bậc phụ huynh.
Ở địa bàn phường
Thành Công thì có hai trường mầm non công lập. Ngoài Thành Công A còn có
trường Họa Mi. Tuy nhiên 2 năm nay trường Họa Mi đang nhận được dự án
xây dựng lại nên với tâm lý muốn con cái được ổn định nên người ta đổ
dồn về trường Thành Công A.
Về việc để cho phụ
huynh tự lập danh sách sau đó nhà trường đối chiếu để gọi tên vào nộp
đơn, tôi nghĩ đó là một giải pháp tình thế và có lẽ cũng chẳng có cách
nào hay hơn. Trong khi chỉ tiêu thì có hạn mà nhu cầu thì rất cao, mà
các nhu cầu này đều chính đáng bởi họ có đầy đủ giấy tờ hợp lệ nên nếu
nhà trường đứng ra chắc chắn sẽ khó tránh khỏi bức xúc của phụ huynh
chính vì thế mới “nhờ” các bậc phụ huynh tự giải quyết với nhau.
Ông Đại cũng cho
hay, danh sách chốt cuối cùng rạng sáng 1/7/2011 được thực hiện bằng
cách người ta đọc lại các danh sách đã đăng ký trước đó và xem ai có mặt
thì được ghi vào và ký xác nhận. Qua đó cho thấy đây là một sự “sáng
tạo” của các bậc phụ huynh còn nếu mình can thiệp vào chắc chắn không
thể xử lý nổi.
Tuy
nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, trong khi trẻ độ tuổi đến trường thì
đông nhưng trường mầm non Thành Công A chỉ được cấp tổng chỉ tiêu 140,
so với năm 2010 giảm 60 chỉ tiêu. Trong khi trường không có một thông
báo nào về việc tuyển sinh trẻ mầm non 5 tuổi.
Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng tôi sẽ tìm hiểu để sớm cung cấp đến bạn đọc. |
(Theo Dantri.com.vn)