Năm học mới giảm tải chương trình, sách giáo khoa
 |
Ảnh minh họa: Phương Vy (TTXVN). |
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu
như vậy tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 33/2006/TTg về
chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sơ kết 3
năm phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích
cực, triển khai nhiệm vụ năm học mới 2011-2012, tổ chức tại Đồng Tháp.
Bộ trưởng nhấn mạnh, năm học 2011-
2012, ngành giáo dục đào tạo phải làm tốt việc chuẩn bị để đề xuất chủ
trương, kế hoạch và giải pháp để “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,
đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc
tế” theo đúng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Bộ trưởng yêu cầu các địa phương
phải giữ vững kết quả xây dựng một nền giáo dục trung thực và lành mạnh
theo đúng tinh thần Cuộc vận động “Hai không.”
Những nơi đã khắc phục cơ bản được
bệnh thành tích và tiêu cực vẫn phải có tinh thần “phòng,” không lơi là
để “bệnh không tái phát.” Một số nơi chưa khắc phục được phải quyết tâm
“chống” bằng được.
Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
của năm học 2011-2012 là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo
dục; Tiếp tục đổi mới công tác quản lý; Chăm lo đầu tư phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Phát triển mạng lưới trường lớp
và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
Trên cơ sở rà soát chương trình,
sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục, Bộ chủ trương giảm tải
các bài, các chủ đề và các chương của các cấp học, lớp học theo hướng
hợp lý.
Các kiến thức cần giảm tải là những
nội dung yêu cầu năng lực tư duy vượt quá khả năng của lứa tuổi học
sinh; những bài có khối lượng kiến thức lớn hơn so với thời lượng chương
trình, những kiến thức bị lặp lại…
Trước đó, năm 2008, Bộ đã tổ chức rà soát chương trình, sách giáo khoa, tập hợp kiến nghị của các giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Quyết định này cho thấy bộ đã tiếp
thu các kiến nghị từ phụ huynh, giáo viên và xã hội về tình trạng quá
tải đang diễn ra ở bậc phổ thông, góp phần tạo lập môi trường giáo dục
toàn diện và để việc học tập không quá vất vả, là niềm vui cho trẻ em.
(Theo Tienphong.vn)