Lấp cả ao cá Bác Hồ để làm dự án
Lấp Ao cá Bác Hồ để làm
KCN?
Thời gian qua, hàng trăm xã
viên HTX nông nghiệp Phương Đông (xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc gửi
đơn phản ánh lên chính quyền các cấp về việc Ao cá Bác Hồ (còn gọi là hồ sen) bị
lấp để làm KCN.
|
Ao cá Bác Hồ của
xã Xuân Phương nằm trên trục đường 70 và có địa thế đắc địa. |
Ao cá Bác Hồ (hồ sen) thuộc thôn Hòe Thị, xã Xuân Phương có diện tích hơn
38.000m2 được xây dựng từ năm 1965 khi Bác Hồ về thăm xã viên xã Xuân Phương. Sự
kiện chính trị quan trọng này đã trở thành mốc son đỏ trong lịch sử hình thành,
phát triển của xã Xuân Phương từ trước đến nay.
Trong buổi lễ kỷ niệm 43
năm ngày Bác Hồ về thăm xã Xuân Phương (ngày 14/5/1965 – 14/5/2008), ông Nguyễn
Công Gián (lão thành cách mạng, nguyên phó chủ tịch UBND huyện đã nghỉ hưu) đã
xúc động kể lại sự kiện Bác về thăm HTX nông nghiệp Phương Đông: Chiều tối ngày
12/5/1965 (lúc đó tôi là chủ tịch xã Xuân Phương) nhận được thông báo của các
đồng chí cấp trên: “Xã Xuân Phương chuẩn bị đón tiếp cán bộ cấp cao về thăm bà
con xã viên gặt lúa chiêm; thời gian vào sáng ngày 14/5”.
Khi ấy, cả xã Xuân Phương
đều vui mừng khôn tả và đoán rằng, chắc là Bác Hồ sẽ về thăm.
 |
Bức ảnh kỷ niệm
Bác Hồ về thăm bà con xã viên xã Xuân Phương ngày 14/5/1965.
|
|
Ông Nguyễn Công
Gián - nguyên phó chủ tịch huyện Từ Liêm đang xúc động kể lại kỷ
niệm Bác Hồ về thăm xã Xuân Phương và chỉ đạo bà con xã viên đào
công trình hồ sen phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. |
Công tác đón tiếp đoàn cán bộ cấp cao được ban lãnh đạo xã gấp rút lên phương
án: bố trí hai tổ đi gặt (tổ gặt ở khu đồng sau và tổ gặt khu trũng cánh đồng
Nòn); đây là nơi đường 70 đi qua và cũng là khu vực lúa chiêm chín nhất…
Khoảng 8h sáng ngày
14/5/1965, một đoàn xe đi qua khu vực các xã viên đang gặt lúa. Cánh cửa xe mở,
mọi người đều vui mừng reo lên khi nhận ra người trong xe là Bác Hồ kính yêu, và
không ai bảo ai cứ để nguyên quần áo, chân tay lấm lem như thế vây quanh Bác.
Bác ngồi ở ngay cửa cống
cạnh đường, ân cần hỏi han bà con xã viên về tình hình sản xuất, năng suất lúa
vụ chiêm… Bác hỏi về sản xuất nông nghiệp có gặp khó khăn gì, các xã viên trả
lời: cánh đồng xã Xuân Phương về vụ chiêm chỉ cấy được một số diện tích vì không
đủ nước để cấy, mùa mưa bị úng lụt trên diện rộng.
Sau khi nắm bắt được thực
tế và nguyện vọng của bà con xã viên, Bác đã chỉ đạo lãnh đạo xã Xuân Phương
cùng bà con xã viên đào ao, hồ giữ nước.
Nhận sự chỉ bảo của Bác,
trong ba năm sau đó, với hàng triệu ngày công, nhân dân xã Xuân Phương đã hoàn
thành chiếc hồ rộng gần 40 ngàn m2 có vai trò quan trọng trong công tác tưới
tiêu nông nghiệp của cả xã. Từ đó đến nay, gần 50 năm trôi qua, nhờ có chiếc hồ
lớn này mà sản xuất nông nghiệp của xã Xuân Phương đã hoàn toàn chủ động, mở
rộng diện tích canh tác, năng suất lúa cũng như thâm canh tăng vụ.
Nhân dân xã Xuân Phương
tưởng nhớ ngày Bác về thăm đã đặt tên công trình thủy lợi này là “Ao cá Bác Hồ”.
Đây là một công trình quan trọng không chỉ có ý nghĩa trong sản xuất mà còn có ý
nghĩa lớn về chính trị.
Ông Gián cho hay: công
trình này trở thành niềm tự hào của nhân dân xã Xuân Phương mấy chục năm qua.
Hàng năm vào dịp mừng xuân, xã tổ chức trồng cây và rước cá từ ao cá Bác Hồ
trong Phủ chủ tịch về thả nuôi tại đây. Nhân dân còn trồng sen trên diện tích
gần 4ha tạo thành một cảnh quan đẹp của cộng đồng.
Tuy nhiên, công trình gắn
với sự kiện Bác về thăm Xuân Phương đã không còn khi phần lớn diện tích hồ sen
đã bị lấp lấy mặt bằng cho cụm CN vừa và nhỏ.
|
Phần lớn diện
tích Ao cá Bác Hồ đã bị lấp mặc dù QĐ 159 của UBND T.P Hà Nội yêu
cầu giữ lại nguyên hiện trạng của Hồ Sen để phục vụ hệ thống thoát
nước và tưới tiêu nông nghiệp. |
Thời điểm chúng tôi có mặt, hồ sen đẹp đẽ ngày xưa bây giờ đã gần như biến mất.
Một phần nhỏ diện tích còn lại tựa như một chiếc ao tù, bị cỏ dại, bèo tây… phủ
kín bề mặt. Những bức xúc của bà con xã viên kéo dài nhiều năm qua, thế nhưng,
không có câu trả lời từ phía cơ quan hữu quan.
Ông Nguyễn Công Gián trở
thành nhân chứng sống quan trọng của sự kiện này. Chính ông đã nhiều lần gửi thư
góp ý đối với các lãnh đạo địa phương đương nhiệm với mong muốn xã và huyện giữ
lại Ao cá Bác Hồ.
“Ao cá Bác Hồ” nằm ngay
trên tục đường 70 có chiều rộng khoảng 150 mét, chiều dài vài trăm mét khá vuông
vắn. Đối với các địa phương đang giai đoạn đô thị hóa, đây là mảnh đất vàng ở vị
trí đắc địa.
Đầu năm 2004, dự án Cụm CN
tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại xã Xuân
Phương. Thế nhưng, đây cũng là khởi đầu của cả một thời gian dài bà con xã viên
bức xúc đấu tranh để đòi lại hồ sen, vì phần lớn diện tích hồ đã bị lãnh đạo xã
Xuân Phương giai đoạn đó ký quyết định lấp để lấy mặt bằng.
Không chỉ lấp hồ sen, một
phần lớn diện tích hàng ngàn m2 thuộc về con đường dẫn vào nghĩa trang thôn Hòe
Thị và nhà tang lễ của nghĩa trang thôn cũng bị xã mang ra “hóa giá”.
Xã viên kiên quyết giữ
“Ao cá Bác Hồ”
Gần chục năm qua, ông
Nguyễn Đình Kháng, ông Phạm Đình Bút, ông Dương Đức Quỳnh đại diện hàng trăm xã
viên xã Xuân Phương bức xúc gửi đơn thư phản ánh lên chính quyền các cấp để đấu
tranh giữ lại công trình ao cá Bác Hồ.
Theo ông Kháng: nguyện vọng
giữ lại Ao cá Bác Hồ của bà con xã viên là nguyện vọng chính đáng, bởi đây không
chỉ là công trình thủy lợi tưới tiêu, cảnh quan làng xã mà còn là công trình gắn
với sự kiện Bác Hồ về thăm.
Hơn nữa, việc ban lãnh đạo
xã Xuân Phương nhập nhẹm trong công tác quản lý đã vi phạm pháp luật nghiêm
trọng.
|
Con đường vào
nghĩa trang nhân dân thôn Hòe Thị, xã Xuân Phương cũng đã bị "hóa
giá", nhưng sau đó bà con xã viên đấu tranh, xã phải trả lại đất cho
nghĩa trang. |
Theo ông Kháng: tại QĐ số 159/2004/QĐ-UB ngày 19/10/2004 về việc Phê duyệt quy
hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Cụm CN tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm (phần mở
rộng); UBND TP Hà Nội đã phê duyệt tổng diện tích 93,02ha, nhưng trong đó UBND
TP Hà Nội đã yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất nghĩa trang xã Xuân Phương,
chuyển thành khu nghĩa trang khô và khu cây xanh, trồng cây xanh tạo khu vực
cách ly và cảnh quan khu vực.
Đối với quy hoạch hệ thống
thoát nước mưa và san nền, QĐ 159 nêu rõ: hệ thống thoát nước trong khu vực gồm
các tuyến cống D600 đến D2000, tuyến cống hộp bê tông cốt thép thu gom nước
trong toàn bộ khu vực quy hoạch và các khu vực trong phạm vi nghiên cứu theo hệ
thống dẫn ra trạm bơm Hòe Thị để thoát ra sông Nhuệ.
Để đảm bảo cho các hoạt
động sản xuất tại phía tây đường 70, thay thế tuyến mương tưới nước hiện có bằng
tuyến cống hộp nối với Hồ Sen (Ao cá Bác Hồ) và đến trạm bơm hiện có. Trạm bơm
này hiện đang nằm trong phạm vi mở rộng đường 70, khi mở rộng đường trạm bơm sẽ
chuyển dịch vào khu vực hồ sen.
Như thế, với những nội dung
được quy định tại QĐ 159 này, Ao cá Bác Hồ và khu vực nghĩa trang thôn Hòe Thị
được giữ nguyên hiện trạng.
 |
Phần diện tích
vài ngàn m2 còn lại của Ao cá Bác Hồ đang được chính quyền sở tại
xin cấp trên xây dựng Khu tưởng niệm Bác Hồ về thăm HTX Phương Đông. |
“Thế nhưng, ban lãnh đạo xã Xuân Phương đã ngang nhiên lấp ao cá Bác Hồ, cắt đất
nghĩa trang để đem hóa giá” – ông Kháng bức xúc.
Trước những đấu tranh, kiến
nghị của bà con, UBND huyện Từ Liêm đã cử đoàn Thanh tra về làm việc với lãnh
đạo UBND xã Xuân Phương để làm rõ những nội dung tập thể xã viên tố cáo. Theo
kết luận thanh tra số 33/TB-UBND ngày 29/01/2010, trong 11 nội dung tố cáo ông
chủ tịch xã Đàm Văn Điệp vi phạm nghiêm trọng pháp luật (trong công tác quản lý
quỹ đất địa phương; không trung thực trong xây dựng cơ bản, xây dựng chợ Canh;
lập khống hồ sơ để ăn bớt hàng trăm triệu đồng tiền nhà nước hỗ trợ người dân bị
thiệt hại trong trận mưa lớn gây ngập lụt vào tháng 10/2008…), nhiều nội dung đã
được đoàn Thanh tra kết luận: những sai phạm của ông Đàm Văn Điệp được người dân
tố cáo là chính xác và có cơ sở!
Hiện tại, chính quyền xã
Xuân Phương đang làm đề án để xây dựng công trình tưởng niệm Bác về thăm tại
phần còn lại của Ao cá Bác Hồ đã bị lấp. Tuy nhiên, bà con xã viên vẫn kiên
quyết đấu tranh yêu cầu trả lại hiện trạng công trình ao cá.
“Đây là một công trình rất
quan trọng và có ý nghĩa đối với nhân dân xã Xuân Phương. Chúng tôi cũng mong
muốn các cơ quan hữu quan xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật, nhất là
khi những sai phạm này đã được KLTT chỉ rõ từ tháng 01/2010” – ông Nguyễn Công
Gián bức xúc.
(Theo Vietnamnet.vn)