Nhiều trường đại học dự kiến điểm chuẩn
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến điểm chuẩn: Nhóm ngành 1 là 19 điểm;
nhóm 2 là 21,5 điểm; nhóm 3 là 17,5 điểm; nhóm 4 và nhóm 5 là 17 điểm.
Nhóm ngành kinh tế - quản lý (nhóm 6) là 19 điểm cho cả khối A và D
(khối D tiếng Anh không nhân hệ số). Nhóm ngành ngôn ngữ Anh (nhóm 7,
khối D): 23 điểm (môn tiếng Anh nhân hệ số 2). Đối với chương trình cử
nhân công nghệ, điểm chuẩn dự kiến vào nhóm CN1, CN3 là 16 điểm, nhóm
CN2 là 17 điểm. Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế (thuộc viện SIE là
15 điểm cho khối A và D). Còn đối với hệ cao đẳng chính quy là 12 điểm
cho tất cả các ngành.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân dự kiến điểm sàn vào trường là 21 điểm. Điểm
sàn chung trúng tuyển vào khối A là 21 điểm, khối D1 (tiếng Anh hệ số 1)
là 21 điểm và khối D1 (tiếng Anh hệ số 2) là 24,5 điểm.
Trường ĐH Xây dựng dự kiến lấy điểm chuẩn khối A là 18, khối năng khiếu là 24,5.
Trường ĐH Điện lực đưa ra điểm chuẩn dự kiến: Ngành hệ thống điện 17
điểm; các ngành điện công nghiệp và dân dụng, quản lý năng lượng, tài
chính ngân hàng (khối A và D), kế toán (khối A và D) cùng 16 điểm; các
ngành nhiệt điện - điện lạnh, công nghệ thông tin - tự động - cơ điện
tử, công nghệ cơ khí - cơ điện tử, quản trị kinh doanh A, D1 cùng 15,5
điểm. Điểm chuẩn hệ CĐ bằng mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Theo quy định của công tác tuyển sinh, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
các trường công bố điểm thi trên các phương tiện thông tin đại chúng,
thí sinh có quyền gửi đơn xin phúc khảo các môn văn hóa nếu thấy kết quả
điểm thi không phù hợp với bài làm của mình. Các trường phải trả lời
đơn xin phúc khảo chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn. Thí
sinh xin phúc khảo phải nộp lệ phí theo quy định của trường. Nếu sau khi
phúc khảo, kết quả được điều chỉnh thì theo quy định hội đồng tuyển
sinh hoàn lại khoản lệ phí này cho thí sinh.