ANZ: Lạm phát Việt Nam sẽ sớm chạm đỉnh
Theo đánh giá trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng ANZ, các
chỉ số kinh tế của Việt Nam đều tiếp tục cho thấy mức tăng trưởng khiêm tốn
trong năm nay, tuy nhiên lạm phát vẫn duy trì ở mức cao.
Tăng
trưởng
nhu cầu nội địa chậm lại trong tháng 7. Chỉ số sản xuất công nghiệp
(IPI) đã tăng lên 9,6%, giảm so mức 12,7% trong tháng 6. Mức tăng trưởng
chậm lại cũng thể hiện ở hầu hết ở các lĩnh vực chính.
Doanh
số bán lẻ danh nghĩa tăng 18,5% so cùng kỳ song giảm 2,9% nếu tính trên chỉ số
thực, đánh dấu tháng sụt giảm thứ 2 liên tiếp.
Thương
mại và dịch vụ đạt kỷ lục về tăng trưởng thực trong khi hầu hết tất cả các lĩnh
vực khác đều giảm.
Xuất
khẩu trong tháng 7 tăng trưởng mạnh 39,3% so cùng kỳ năm ngoái từ mức 33,9% của
tháng 6. Tuy nhiên, theo đánh giá của ANZ, thì xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa vào mức
tăng xuất khẩu vàng và dầu thô. Tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu chính
khác đều giảm. Trong khi đó, nhập khẩu tăng mạnh lên 22,7% từ 22,1% trong tháng
6, với nhập khẩu xăng dầu vẫn ở mức cao.
Thâm
hụt thương mại trong tháng 7 nới rộng lên 200 triệu USD so với con số 160 triệu
USD trong tháng 6.Tuy
nhiên, không tính kinh doanh vàng, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD.

Lạm phát Việt Nam tăng mạnh từ đầu quý IV/2009 nhưng sẽ sớm đạt đỉnh.
Chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) tăng lên 22,2 % so cùng kỳ trong tháng 7, tăng từ mức
20,8% hồi tháng 6. Lạm phát tính theo tháng là 1,2%. Tăng giá lương thực, thực
phẩm là 32,6% đóng góp 1,3% vào lạm phát tổng thể, trong khi lạm phát lõi lên tới
10,6%. Tuy nhiên, đà lạm phát đã có xu hướng giảm. Các chuyên gia ANZ dự kiến lạm
phát chung sẽ sớm chạm đỉnh.
Nhìn
chung, tăng trưởng GDP vẫn duy trì mức trung bình trong Quý II trong khi áp lực
lạm phát không giảm. Ngân hàng Nhà nước đã bất ngờ cắt giảm lãi suất OMO 100 điểm
phần trăm xuống 14% hồi đầu tháng 7. ANZ cho rằng điều này không có nghĩa là Ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất chủ đạo thêm một lần nữa trong năm
nay.
Như
vậy, lãi suất thực vẫn duy trì mức cao, đặt ra rủi ro cho đà lạm phát.
(Theo DVT.vn)