Giải mã sức hút tàu sân bay Trung Quốc
Và theo một nguồn tin chính thức từ Trung Quốc, việc thử nghiệm con tàu trên biển đã diễn ra.
|
Ảnh: warnewsupdates
|
Những
đồn đoán về các tham vọng hải quân của Trung Quốc đã nhen nhóm và sôi
lên suốt hơn một thập niên, kể từ lúc một công ty có trụ sở tại Hong
Kong đánh tiếng mua chiếc tàu ngầm sân bay lớp Kuznetsov từ Ukraine và
cam kết biến nó thành một sòng bạc nổi ở Macao.
Giới
phân tích đã từng hoài nghi về tương lai con tàu như một địa điểm giải
trí và sự hoài nghi ngày càng trở nên sâu sắc hơn khi con tàu hướng tới
điểm đến không phải là Macao mà là Đại Liên - nơi có Học viện Hải quân
Đại Liên và nhiều công ty sản xuất hải quân chủ chốt của Trung Quốc. Để
cho công bằng, các công ty Trung Quốc đã mua hai con tàu lớn khác thời
Liên Xô làm nơi vui chơi giải trí - khiến tuyên bố họ đưa ra hoàn toàn
không có gì đáng nghi ngờ.
Tuy
nhiên, vào năm 2005, con tàu đã được sơn màu của quân đội, và tháng 6
này, một vị tướng Trung Quốc cuối cùng đã xác nhận với báo Hong Kong
rằng, quân đội Trung Quốc (PLA) thực sự đã xây dựng con tàu sân bay đầu
tiên của mình.
Nhưng
thế thì sao? Ấn Độ, Thái Lan, Brazil và Italy đều cũng có tàu sân bay,
nhưng không ai lo ngại rằng, Rome hay Bangkok sẽ nắm lấy thế giới bất cứ
lúc nào. Và như David Axe của Wired's Danger Room viết, một tàu sân bay
được nâng cấp không chính xác là nỗi kinh hoàng trên biển cả khi cuối
cùng nó được hoàn thành và đi vào hoạt động.
Hệ
thống điện tử quân sự Trung Quốc khá tốt, kết hợp với các máy bay chiến
đấu linh động Su-33 và các tên lửa hành trình chống hạm là điều khó có
thể bỏ qua. Nhưng so với hải quân Mỹ, có một khoảng cách công nghệ ít
nhất 30 năm giữa tàu sân bay Trung Quốc đang neo đậu tại cảng và Hạm đội
7 của Mỹ sẵn sàng tung hoành trên biển. Quan trọng hơn, Mỹ đã có hơn
bảy thập niên kinh nghiệm đào tạo, vận hành, và bảo vệ Nhóm tàu chiến
đấu phức hợp - những kinh nghiệm ấy không dễ dàng có được chỉ bằng công
nghệ. Nếu không trải qua thời gian đào tạo và một hệ thống phòng không
thích hợp, tàu sân bay Trung Quốc chỉ giống như một mục tiêu to lớn, nổi
bật giữa biển.
Cho dù
vậy, chương trình tàu sân bay vẫn là chủ đề nổi bật trong các cuộc thảo
luận ở cả Trung Quốc và Mỹ. Có những lý do cho sự chú ý này, vì nó có
thể hiển thị triển vọng chiến lược của Trung Quốc.
Thông điệp chiến lược
Đầu
tiên, đó là sự chú ý tới khoảng cách lớn giữa học thuyết quân sự của
Trung Quốc với nước ngoài. PLA đang theo đuổi một chương trình tàu sân
bay mà họ giữ bí mật và thường xuyên phủ nhận. Bí mật không phải là điều
bất chính; ở một mức độ nào đó, các quân đội đều có bí mật. Nhưng dưới
thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, PLA mang trọng trách bảo vệ lợi ích quốc gia
vượt quá toàn vẹn lãnh thổ, thậm chí kể cả khi các nhà ngoại giao Trung
Quốc cố thuyết phục thế giới rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc được đánh
dấu bởi hợp tác, chứ không đối đầu.
Trong
Diễn đàn Shangri-La (một cuộc gặp thường niên giữa các quan chức quốc
phòng hàng đầu châu Á) hồi tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung
Quốc Lương Quang Liệt tuyên bố: "Con đường phát triển hoà bình là
một chọn lựa chiến lược... Trung Quốc kiên định giữ vững một chính sách
quốc phòng mang tính chất phòng thủ". Có lẽ, giới lãnh đạo PLA tin
tưởng vào điều này, nhưng nó lại dẫn tới một định nghĩa rẩt rộng của
"phòng thủ" mà các quốc gia khác khó có thể thấy an lòng.
Thứ
hai, nó có thể truyền tải một ý định theo đuổi chủ quyền hàng hải ở
những vùng tranh chấp, đặc biệt là Biển Đông. Có thể tàu sân bay mới của
Trung Quốc khó "tác chiến" chống lại Hạm đội 7 - và nó cũng không cần
làm vậy. Tất cả những gì nó phải làm là truyền tải thông điệp cảnh báo
sớm cũng như khả năng phản ứng của Trung Quốc và đủ để phô diễn sức mạnh
đe dọa các nước láng giềng yếu hơn trong cuộc thương thảo chủ quyền
hàng hải với Trung Quốc.
Một
nhóm tàu sân bay hoạt động ở ngoài khơi bờ biển phía nam Trung Quốc có
thể là giúp mở rộng lời cảnh báo sớm và khả năng phản ứng của PLA cách
xa vài trăm km, theo Carl Otis Schuster - một chuyên gia phân tích hải
quân kỳ cựu tại đại học Hawaii Pacific. Hạm đội này cùng với kho vũ khí
lớn của các loại vũ khí hiện đại trên thực tế có thể thay đổi cách mà Mỹ
và những quốc gia khác hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương.
Thứ
ba, Trung Quốc không chỉ có một, mà là ba hay thậm chí là năm tàu sân
bay. Ngay khi Bộ Quốc phòng nước này thừa nhận sự tồn tại của một tàu
sân bay, thì nhiều nguồn tin Trung Quốc đã xác nhận sự tồn tại của hai
con tàu sân bay khác được xây dựng ở Thượng Hải.
Một vị tướng PLA bình luận rằng: "Ấn
Độ sẽ có ba tàu sân bay vào năm 2014 và Nhật Bản có ba tàu sân bay vào
2014... Nên tôi nghĩ rằng, số lượng (cho Trung Quốc) sẽ không nên ít hơn
ba".
Có
thêm hai tàu sân bay nội địa sẽ đặt Trung Quốc vào một "đẳng cấp" hoàn
toàn khác biệt, khi hiện tại Mỹ là quốc gia duy nhất với hơn hai tàu sân
bay đang hoạt động. Và nó cũng thiết lập cơ sở công nghiệp chuyên dụng
cần thiết để xây dựng thêm nhiều tàu sân bay nữa, khiến chương trình tàu
sân bay ngày càng trở nên khó giải thích theo kiểu chỉ là một chương
trình phục vụ mục tiêu phòng thủ lãnh thổ hay vì thể diện quốc gia.
Có
nhiều lý do có lẽ hợp pháp để Trung Quốc theo đuổi một chương trình tàu
sân bay, và dĩ nhiên, không thể thực sự dừng bước họ. Nhưng nếu các nhà
lãnh đạo Trung Quốc đơn giản sử dụng khẩu hiệu "phát triển hoà bình" để
che giấu cho mục tiêu thế chân Mỹ ở Thái Bình Dương, thì điều này thật
đáng xấu hổ - bởi mẫu hình của một quốc gia trỗi dậy hòa bình ở thế kỷ
21 có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nếu chương trình ấy thực sự phục vụ cho
khẩu hiệu đề ra thì Bắc Kinh có cơ hội để làm điều gì đó lịch sử. Họ có
thể chứng minh rằng, trong khi xung đột giữa các cường quốc là điều
không thể tránh khỏi thì những cuộc chiến quân sự đẫm máu, đắt đỏ có thể
không diễn ra. Và đó là sự văn minh...
(Theo Vietnamnet.vn)