Lầu Năm Góc ra kế hoạch mới đối phó với TQ
Bài viết của Stephen Glain, nhà
báo tự do với nhiều kinh nghiệm hoạt động ở châu Á và Trung Đông. Ông viết cho
New Republic, Atlantic Monthly, The Nation, The Wall Street Journal và nhiều ấn
phẩm khác.
|
Ảnh: US Navy
|
Mùa hè này, dù cuộc khủng hoảng
tài chính của Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra, Lầu Năm Góc đã tính toán hiệu quả của hai
cuộc chiến bị sa lầy và chuẩn bị cho khả năng chiến cuộc thứ ba. Với việc giảm
bớt các cam kết tại Iraq và Afghanistan trong khi tái tập trung vào châu Á,
Washington không cần rút quá nhiều lực lượng từ vùng Vịnh khi cần có thể phải
huy động cho một cuộc chiến có thể xảy ra với chủ nợ lớn nhất - Trung Quốc.
Theo báo chí quốc phòng, quan
chức Lầu Năm Góc đang tìm kiếm các biện pháp để thích nghi với khái niệm mang
tên Chiến trận Hải - Không để đối phó với Trung Quốc. Bản tin nội bộ của Lầu Năm
Góc gần đây cho hay, một nhóm nhỏ các sĩ quan hải quân Mỹ gọi là Đội Tích hợp
Trung Quốc “nỗ lực làm việc để thích nghi với những bài học của Chiến trận Hải - Không cho một cuộc xung đột khả năng xảy ra với Trung Quốc”.
Chiến trận Hải - Không, được phát
triển từ đầu những năm 1990 và gần đây nhất được mã hóa trong hồ sơ mật của lực
lượng Hải quân - Không quân năm 2009. Khái niệm Chiến trận Hải - Không do các
nhà hoạch định của hải quân và không quân Mỹ xây dựng để các máy bay ném bom của
lực lượng không quân và tàu ngầm của hải quân phối hợp với nhau nhằm “vô hiệu
hóa” các rađa và tên lửa đất đối không (SAM) của các cường quốc ven biển như
Trung Quốc và Iran.
Một sự vận động của Mỹ âm thầm
diễn ra ở châu Á trong một nghiên cứu mùa xuân năm 2001 của Lầu Năm Góc gọi là
"châu Á 2025", trong đó nhận định Trung Quốc như một "đối thủ dai dẳng của Mỹ".
Ba năm sau đó, chính phủ Mỹ công khai một bản kế hoạch gọi là một chuỗi căn cứ
mới ở Trung Á và Trung Đông, trong một phần nỗ lực phong tỏa Trung Quốc.
Tương tự như vậy, thỏa thuận hợp
tác năng lượng hạt nhân ký kết giữa Mỹ và Ấn Độ năm 2008 là động thái ngăn chặn
rõ ràng nhằm vào Bắc Kinh. Cuối tháng 3, báo chí đưa tin chi tiết về việc tăng
cường lực lượng lớn của Mỹ ở châu Á, bao gồm cả gia tăng triển khai hải quân và
mở rộng hợp tác với các nước đối tác.
Tuy nhiên, khác với các đồng minh
của Mỹ ở châu Á và châu Âu, Trung Quốc không vướng mắc những bổn phận an ninh
với một cường quốc nước ngoài, đặc biệt với vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh xác định
Mỹ không như một đối tác chiến lược mà là mối đe dọa. Trong năm 2007, khi Trung
Quốc phá hủy một trong những vệ tinh thời tiết của mình bằng tên lửa đạn đạo, họ
đã gửi lời cảnh báo tới Washington sau sáu năm xảy ra vụ đụng độ giữa một máy
bay do thám Mỹ với máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang cố chặn máy bay Mỹ ở
Biển Đông. Khi đó, máy bay Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp trên một hòn đảo của
Trung Quốc và các phi công đã bị bắt giữ trong một thời gian ngắn. Mặc dù cuộc
khủng hoảng đã được tháo gỡ bằng biện pháp ngoại giao, nhưng nó đã khiến
Washington có những xem xét đánh giá trong "châu Á 2025".
Ngoài Trung Quốc là nước đưa ra
tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, Việt Nam, Brunei, Malaysia và
Philippines đều có tuyên bố chủ quyền với các đảo trong vùng biển này. Thay vì
can thiệp bằng cách ngoại giao gỡ rối những tranh cãi, Mỹ đã phản đối Bắc Kinh
một cách rõ ràng.
Tháng 3/2010, khi báo chí Nhật Bản dẫn lời một quan chức Trung
Quốc nói rằng, Biển Đông là "một lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, Nhà Trắng phản
ứng bằng tuyên bố, tự do hàng hải trong khu vực là một "lợi ích quốc gia" của
Mỹ. Tại Manila tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định, Mỹ tuân
thủ hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và sẽ bán vũ khí mới cho nước này ở
mức giá thích hợp.
(Theo Vietnamnet.vn)