Kỷ niệm 66 năm ngày Cách mạng Tháng Tám: Những dấu ấn không bao giờ phai...
Sáng sớm 19/8/1945, các đường phố Hà Nội đã tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Tất cả nhà máy, công sở, chợ búa, cửa hiệu... đều đóng cửa, từng dòng thác người với cờ, biểu ngữ, vũ khí thô sơ hay công cụ lao động rầm rập tiến về quảng trường Nhà hát Lớn.
Một cụ từng là thành viên một tổ
Việt Minh tiền cách mạng nhớ lại đêm trước cách mạng: Đêm giao thừa của
kỷ nguyên độc lập hình như cả Hà Nội không ngủ. Những tiếng nói cười,
tiếng máy khâu may cờ xè xè hối hả khắp nơi, tiếng thử súng, tiếng mài
gươm suốt đêm. Chúng tôi có cảm giác như cả Hà Nội đã chờ đợi ngày này
từ trăm năm rồi. Nhiều tốp thanh niên nam nữ tập hát Tiến quân ca, những
kế hoạch cuối cùng cho ngày mai - ngày rạng đông độc lập cứ sôi sục mãi
suốt đêm thâu...
Cái không khí hừng hực khí thế đó, dường như vẫn còn đậm mãi trong
tâm khảm những người có vinh dự được góp mặt trong thời khắc lịch sử và
đó là những câu chuyện, những hình ảnh hào hùng được truyền lại cho con
cháu như một cách để củng cố thêm lòng tự tôn của dân tộc...
Hà Nội nơi đã diễn ra sự kiện lịch sử 19/8/1945 giờ vẫn lưu giữ
trong mình những dấu ấn hào hùng không chỉ trong thời điểm sơ khởi của
cuộc Cách mạng tháng Tám mà còn cả một quá trình xây dựng và bảo vệ đất
nước, nhắc nhở các thế hệ đi sau về lòng tự hào của một dân tộc quật
cường đầy bản lĩnh...

Nhà hát Lớn, sáng 19/8/1945 là nơi mít-tinh tập trung hàng vạn người
trước khi đi chiếm các cơ quan đầu não chính quyền bù nhìn

Phủ khâm sai Bắc Kỳ- nơi khẳng định chiến thắng của cuộc cách mạng tháng Tám

Những vết đạn...

... còn lưu giữ trên cách cổng như những chứng tích cho một thời khắc lịch sử

Những bức tranh cổ động hiếm hoi vào thời điểm chiếm phủ Toàn quyền
Và cả những chứng tích của một dân tộc quật cường...
... như những câu chuyện nhắc nhở những thế hệ mai sau
... về những gì cha ông đã làm cho tương lai của đất nước, của dân tộc
Trẻ em vui chơi bên hồ Hữu Tiệp - Ngọc Hà - Hà Nội, nơi vẫn còn lưu giữ xác máy bay địch bị bắn rơi
Những quả tên lửa - một thời là nỗi kinh hoàng của kẻ địch - giờ trở thành những chứng nhân
cho thế hệ mai sau về một bề dày lịch sử của dân tộc
Những tà áo dài trên cầu Long Biên nhắc nhớ ký ức một thời
Và một Hà Nội bình yên đón mỗi ánh bình minh.
*Hãy
cùng lắng nghe ca khúc 19/8, sáng tác của nhạc sĩ Xuân Oanh. Ca khúc
được gắn liền với ngày 19/8 lịch sử. Hơn nửa thế kỷ qua, mỗi độ thu về,
nhân dân cả nước lại sôi nổi sống trong khí thế hào hùng của những ngày
tổng khởi nghĩa và bài hát 19/8 lại vang lên: Mười chín tháng tám... chớ quên là ngày khởi nghĩa...