 |
Văn hào Nga Maksim Gorky. |
|
Hai lần mắng cháu gái
Hằng ngày, vào bữa sáng các
cháu gái ăn bánh ngọt và cháo bột trân châu. Mà hồi bé có ai thích cháo
bột trân châu? Thế là cô bé Dasha bắt đầu lặng lẽ đổ món ăn đáng ghét
vào bếp. Người lớn vừa mới quay đi mà bát đĩa đã nhẵn như chùi. Nhưng
một hôm trong gia đình xảy ra chuyện om sòm - trong bếp có chuột. Gorky
biết tỏng sự việc. Sáng hôm sau, ông mở hé cửa phòng ăn và phát hiện ra
bữa sáng "biến" đi đâu. Thế là sinh chuyện!
- Ông túm lấy cổ tôi và gào to
lên bằng cái thổ âm vùng Volga: "Cháu không biết xấu hổ à? ở nước Nga
trẻ em đang đói ăn, còn cháu thì đổ cháo đi!".
Một lần khác. Lúc bấy giờ gia
đình Gorky sống ở làng Gorky. Gần một tháng nhà văn Pháp Romain Rolland
cùng với bà vợ người Nga đến chơi. Trong ngôi nhà hai tầng, khách được
bố trí ở tầng hai - trong các phòng của trẻ con. Còn các em nhỏ được
chuyển xuống tầng một.
Một lần, từ hiệu may người ta
gửi cho các cháu gái hai chiếc áo dài lụa màu xanh da trời có thêu những
con chim én màu xanh. Thời bấy giờ đó là một sự xa xỉ bởi phần lớn công
dân Xôviết đều mặc bằng áo vải bông, còn áo dài vải hoa được coi là áo
buổi tối.
- Chúng tôi được mặc áo mới và
hớn hở chạy vào phòng ăn gặp ông nội đang ngồi với Romain Rolland -
Daria Maksimovna kể - Ông nội nhìn trang phục của chúng tôi và hỏi
nghiêm khắc: "Ai cho các cháu?". Khi nghe giải thích xong, ông tuyên bố
thẳng: "Ngay lập tức cởi ra và mang tới nhà trẻ!".
Ông lớn lên trong nghèo khổ và
lang bạt, chính vì vậy ngay cả khi ngự trên đỉnh cao danh vọng, ông vẫn
cảm thấy bỡ ngỡ trong sự xa hoa. Sinh thời, ông từng kịch liệt phản đối
việc lấy tên mình đặt cho thành phố Hạ Novgorog và phố Tver ở Moskva.
Khi Gorky từ Italia trở về, Stalin cấp cho ông một biệt thự sang trọng
trên phố Malaya Nikitskaya. Nhưng ở đấy nhà văn cảm thấy bất tiện.
- Ông gặp gỡ với Stalin, đón tiếp các nhà văn, nhưng không bao giờ sống ở đấy - Daria Maksimovna nói.
Truyện ngắn "Ngọn đèn IIich" do con trai của Gorky viết
Gorky gặp người vợ tương lai Ekaterina Pavlovna tại tòa soạn báo Samara. Ông viết báo, còn bà chữa morát.
- Bà nội rất xinh gái, nhưng
tôi không biết những tình tiết về mối tình của họ. Trong gia đình, không
ai được nói tới điều đó. Mặc dù sau này ông bà ly dị nhau, bà vẫn là
người đàn bà chính, người vợ của ông.
Cuộc hôn nhân với Ekaterina Pavlovna để lại cho Gorky một người con trai duy nhất - Maksim.
Daria Maksimovna nhận xét bố
mình là một người đa tài: Ông vẽ rất đẹp, thông thạo tiếng ý và Pháp.
Tham gia tất cả các công việc của Gorky.
Một lần, Maksim đến thăm ngôi
làng heo hút ở Sibir vừa mới có điện. Niềm vui của dân làng không bút
nào tả xiết. Dưới ấn tượng đó, ông viết truyện ngắn "Ngọn đèn Ilich" rồi
gửi cho một tờ báo ở Moskva và ký tên "Maksim Peshkov". Trong tòa soạn,
người ta cho rằng đó là Gorky (Peshkov là tên thật của Gorky), và gửi
nhuận bút cho nhà văn.
Gorky rất quý con trai. Maksim
mất lúc còn trẻ - năm 36 tuổi. Vào một ngày mùa thu, Maksim say bí tỉ,
người ta chở ông về và đặt nằm trên chiếc ghế trước nhà. Ông ngủ thiếp
đi và bị lạnh cóng. Kết quả là ông bị viêm cả hai bên phổi. Lúc bấy giờ
chưa có thuốc kháng sinh. Cái chết của đứa con trai cường tráng, khoẻ
mạnh, hơn nữa lại luyện tập thể thao, khiến cả nhà bị sốc. Sau này, khi ở
Krym, Gorky thường khoác áo bành tô của con trai và ngồi rất lâu trên
chiếc ghế cạnh nhà hay đi lại trong vườn

|