'Tôi thấy vui vì bộ trưởng
có ý tốt đi thực tế trên xe buýt. Nhưng tôi nghĩ bộ trưởng không nên đi theo
kiểu hình thức, báo trước cho cấp dưới. Bởi, nếu như thế cái cần biết bộ trưởng
sẽ không biết được. Vì biết ông là bộ trưởng, cấp dưới của ông sẽ 'đóng kịch'
rất khéo.
Tốt nhất bộ trưởng nên vi
hành thật sự, ăn mặc bình dân, tự đi bất ngờ không ai biết trên nhiều tuyến xe
bus khác nhau, chắc bộ trưởng sẽ có được nhiều thông tin bổ ích. Để có thể ra
quyết sách hợp lý”, bạn đọc V.Q.N, một cán bộ hưu trí ở Linh Đàm, Hà Nội mong
muốn thẳng thắn.
 |
'Tốt nhất bộ trưởng nên vi hành thật sự, ăn
mặc bình dân, tự đi bất ngờ không ai biết trên nhiều tuyến xe bus
khác nhau, chắc bộ trưởng sẽ có được nhiều thông tin bổ ích...'. -
Ảnh: Sa Tùng Sơn |
Sau khi đọc thông tin Bộ
trưởng GTVT vận động cán bộ công nhân viên trong ngành đi xe buýt tại Hà Nội và
TP.HCM, bạn đọc Bùi Minh cho rằng: Chủ trương của bộ trưởng về việc yêu cầu cán
bộ, công nhân viên ngành đi xe buýt sẽ mang được ít nhất 2 lợi ích: vừa góp phần
làm giảm lượng xe máy, ô tô lưu thông trên đường (của những cán bộ, nhân viên
đó, vừa góp phần cho chính những người trong ngành có cái nhìn khách quan hơn.
Họ sẽ cảm nhận được việc đi
lại 1 ngày trong tuần bằng xe buýt với những ngày còn lại đi bằng phương tiện cá
nhân: xe máy, ô tô riêng có gì khác biệt. Khi đó sẽ có câu trả lời khách quan và
thỏa đáng cho việc có nên cấm phương tiện cá nhân nói chung hay xe máy nói
riêng.
Cùng quan điểm, bạn đọc Tôn
Quang Hòa, chia sẻ: “Tôi công tác trong ngành giáo dục, tôi không thể kêu gọi
nâng cao chất lượng dạy - học, thi cử nếu tôi không tự nghiêm khắc với chính
mình.
Muốn nâng cao chất lượng
dịch vụ vận tải hành khách công cộng xe buýt, trước hết, xin lãnh đạo ngành giao
thông từ Trung ương đến địa phương hãy gương mẫu đi làm bằng xe buýt. Việc này
không phải là làm lấy lệ, mà để chính những người trong ngành hiểu thực tế hơn”.
Vui mừng vì Bộ trưởng GTVT
sẽ đi xe buýt, nhưng bạn đọc Lê Hân lại không khỏi băn khoăn rằng: "Bộ trưởng sẽ
đi xe buýt được đến bao giờ?". Từ đó bạn đọc này rất mong Bộ trưởng cố gắng,
không chỉ ở việc đi xe buýt mà còn giúp giải được bài toán về giao thông hiện
nay.
Bất an trên những chuyến xe buýt Hà Nội
Bằng ngón nghề tinh vi, những kẻ móc túi trên xe bus
Hà Nội đã làm trót lọt không biết bao nhiêu vụ. Ngay cả
khi bị phát hiện, chúng vẫn thản nhiên "đối chất" với
các nạn nhân, thậm chí còn thẳng tay hành hung nạn nhân.
|
Xe buýt càng phát triển càng bất cập
Đồng tình với việc Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ đi và
khuyến khích nhân viên trong ngành đi xe buýt, nhưng nhiều độc giả cũng tỏ ra
băn khoăn và bức xúc với tình hình vận tải hành khách công cộng hiện nay.
Trong điều kiện tàu điện
ngầm và tàu điện trên cao đang trong quá trình xây dựng, ai cũng biết xe buýt là
phương tiện công cộng duy nhất vận chuyển trong nội đô. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc
lại cho rằng, với điều kiện hiện tại: xe buýt càng phát triển thì càng bất cập.
|
Về đường, cần
phân làn đơn giản “chỉ có 2 làn chính cho xe buýt và xe máy”
để 2 loại xe này không đi chung, không cản trở len lách ảnh hưởng
lẫn nhau - Ảnh: Sa Tùng Sơn |
Bạn đọc Phạm Giang cho
biết: Nhà nước tập trung cho phát triển hệ thống xe buýt ở hai thành phố lớn Hà
Nội và TP.HCM, nhưng càng phát triển càng bất cập: nhiều tuyến xe trùng lặp lộ
trình, kích thước xe quá lớn trên tuyến đường chật hẹp, thái độ phục vụ của nhân
viên xe buýt y như thời bao cấp, hệ thống quản lý lộ trình xe quá yếu kém, lạc
hậu, tai nạn do xe buýt gây nên quá nhiều và nghiêm trọng gây bức xúc, phẫn nộ
cho người dân.
Hơn nữa, đối tượng xe buýt
phục vụ hiện tại thường là những người không mấy bị áp lực về thời gian di
chuyển như: sinh viên, người về hưu...., còn những người phải bị áp lực về thời
gian đi làm thì họ phải chọn phương tiện xe máy.
Nhà nước tập trung phát
triển hệ thống tàu điện ngầm các loại từ 10 năm nay, nhưng đến hiện tại vẫn chưa
thấy đâu.
Đưa ra giải pháp giảm ùn
tắc giao thông ở nội đô, bạn đọc t d donqzx@... cho rằng: Cần xem xét lại chính
sách về giao thông công cộng và đưa ra tính toán cụ thể, phải thấy rằng phương
tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người dân nước ta hiện nay là xe gắn máy,
hoàn toàn khác với các nước phát triển, nơi mà phương tiện giao thông cá nhân
chủ yếu là xe hơi.
Đối với các nước, việc phát
triển hệ thống phương tiện giao thông công cộng như xe buýt sẽ làm giảm sự chiếm
dụng diện tích đường. Trong khi đó ở nước ta sử dụng xe buýt chẳng giúp ích gì
nhiều cho việc giảm ùn tắc giao thông, đó là chưa kể đến kích thước, tính cơ
động kém và chạy không liên tục (do phải dừng đưa đón khách) gây cản trở nhiều
đến sự lưu thông của các phương tiện khác.
Xe buýt phải hấp dẫn!
Bên cạnh những ý kiến cho
rằng, xe buýt càng phát triển càng bất cập, nhiều bạn đọc cũng đồng tình ủng hộ
với với chủ trương phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt trong điều kiện hạn
chế xe cá nhân.
Theo bạn đọc Nguyễn Đức
Thuấn, ở Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội), để tiến tới có lộ
trình hạn chế xe máy, nhất thiết trước mắt phải đặc biệt quan tâm chấn chỉnh xe
buýt theo hướng “đáp ứng yêu cầu đa dạng người đi xe buýt, từng bước hấp dẫn
người đi xe buýt.
|
Trong điều kiện
tàu điện ngầm và tàu điện trên cao đang trong quá trình xây dựng, ai
cũng biết xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất vận chuyển trong
nội đô - Ảnh: Sa Tùng Sơn |
Bạn đọc này cho rằng: "Muốn
vậy cần mổ xẻ cái chưa được của xe buýt hiện nay dù đã cố gắng phát triển nhưng
chưa đáp ứng.
Người đi xe buýt thường
kêu: xe bỏ bến, chờ đợi quá lâu vào giờ cao điểm, chen lấn lên xe buýt, lo ngại
an toàn khi đi xe buýt, tốn nhiều thời gian đi đường nếu phải đi xa, dịch vụ
chưa văn minh... ".
Từ đó, bạn đọc Nguyễn Đức
Thuấn cho rằng, cần phải thay khoán số lượng chuyến cần đảm bảo trong ngày bằng
khoán dừng mọi bến dù đã đông, đón hết khách có nhu cầu cần len lên, ùn tắc cũng
phải chờ, không bỏ bến, không để khách xuống mà đi vòng đường khác.
Như vây là khoán
“chu đáo nhất với khách”, thà giảm số chuyến phục vụ mà
“tận tình chờ đón khách có nhu cầu ở mọi điểm dừng” để khách yên tâm chờ
không len lên được chuyến này, chắc chắn có chuyến sau để lên.
Và có cách nào để đánh giá?
Phải trân trọng nghe khách đánh giá qua đường dây nóng miễn phí và sổ ghi chép ý
dân ngay trên xe.
Hơn nữa, cần tăng tần suất
xe buýt vào giờ cao điểm ở các tuyến đông người đi. Mọi tuyến đường cần có “loại
xe đi nhanh”, chỉ dừng ở một số bến chính đáp ứng nhu cầu người cần đi xa và có
“loại xe buýt đi chậm” hơn dừng ở mọi bến.
Về đường, cần phân làn đơn
giản “chỉ có 2 làn chính cho xe buýt và xe máy” để 2 loại xe này không đi
chung, không cản trở len lách ảnh hưởng lẫn nhau.
Quan trọng nhất, bạn đọc
Đức Thuấn cho rằng, những người có trách nhiệm hãy gương mẫu chuyển sang đi xe
buýt để có cơ sở thực tế mà chấn chỉnh:
- Trước hết, nhân viên
ngành giao thông vận tải hãy thí điểm 3 tháng liền chỉ đi xe buýt với vé xe liên
tuyến, để sát dân, biết hết các việc cần chấn chỉnh.
- Các quan chức có trách
nhiệm chỉ đạo cũng mỗi tuần có 2 ngày chỉ đi xe buýt, không đi xe máy, không đi
xe con để vừa tiết kiệm cho công quỹ, vừa sát thực tế để chỉ đạo chung.
- Trên cơ sở cải tiến bước
đầu, sẽ đến lúc “tất cả công nhân viên chức nhà nước”, tất cả “đảng viên đoàn
viên” đều phải “hạ xe máy”, chuyển hẳn sang “đi xe buýt” có thể miễn phí
3 tháng, tại các cơ quan công sở không được bố trí nơi gửi xe máy trong
cơ quan cũng như ngoài cơ quan.
Làm như vậy thì xe buýt sẽ
phát triển đa dạng, dịch vụ văn minh hơn nhiều và lượng xe máy tham gia giao
thông giảm đáng kể. Sau này, mọi quan chức có xe con riêng cũng vẫn có chế độ
tuần 1 ngày đi xe buýt để sát thực tế mà chấn chỉnh, chỉ đạo nâng cao chất lượng
và khối lượng dịch vụ xe buýt.
Làm được việc này sẽ thuận
lợi hơn cho lộ trình hạn chế nhanh xe máy, tiến tới cấm xe máy đi vào nội đô.
Sáng ngày 30/9, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã
đi thị sát trên một số tuyến xe buýt tại Hà Nội.
Thời gian qua, hệ thống xe buýt tại các đô thị đã
đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân, tuy nhiên, do hệ thống hạ tầng
giao thông không đáp ứng kịp thời với sự gia tăng phương tiện đặc biệt là xe cá
nhân và các thành phố lớn chưa có nhiều tuyến đường dành riêng cho xe buýt nên
đã không phát huy được hiệu quả của loại hình phương tiện vận tải này và chất
lượng phục vụ còn hạn chế.
Như một hành khách, Bộ trưởng đã trò chuyện với
lái phụ xe về việc tại sao xe buýt có hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, bỏ trạm
dừng và hỏi thăm tình hình đời sống, thu nhập, tâm tư của anh em.
Qua đó Bộ trưởng cũng nắm bắt được nhiều thông
tin thực tế của việc tổ chức quản lý xe buýt từ người lao động trực tiếp...
Ngay sau đó, Bộ trưởng đã chỉ đạo các cán bộ
chuyên viên các vụ Vận tải, An toàn giao thông của Bộ GTVT phải trực tiếp đi xe
buýt để khảo sát tình hình, điều kiện hoạt động, thái độ phục vụ của đội ngũ lái
phụ xe nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của xe buýt.
Bộ trưởng yêu cầu nhanh chóng khắc phục tình
trạng bất cập hiện nay vì khoán số lượt chạy trong ngày mà dẫn đến lái xe buýt
phải phóng nhanh, vượt ẩu, bỏ trạm không đón khách để bù lại thời gian tắc
đường, áp lực về thời gian cũng dẫn đến một số lái phụ xe có thái độ phục vụ
chưa tốt.
(Theo báo GTVT)
Ngày 8/10:
Bộ trưởng và cán bộ GTVT sẽ đi xe buýt
Bộ trưởng Đinh La
Thăng vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu cán bộ, công nhân viên ngành GTVT
gương mẫu sử dụng và vận động người thân sử dụng xe buýt tại Hà Nội và
TP Hồ Chí Minh
|
(Theo Vietnamnet.vn)