Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế
đang được nhắc đến như một nhiệm vụ cấp bách, một mệnh lệnh của sự phát
triển và đi lên của kinh tế đất nước. Tái cơ cấu đã được nói đến từ lâu
và đã từng được đặt ra trong những kế hoạch... nhưng vẫn chưa được thực
thi một cách thực chất và mạnh mẽ. Hy vọng, với đòi hỏi và quyết tâm
mơi, tái cơ cấu sẽ không còn chậm trễ.
Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã đặt ra đề
ra nội dung xét và quyết định là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng. Cụ thể, trong 5 năm tới, cần tập trung vào
ba lĩnh vực quan trọng nhất là tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu
tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc
doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công
ty nhà nước.
Chỉ đạo mang tính chất định hướng cao nhất đã có. Điều này tiếp tục
khẳng định và nhấn mạnh yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế vốn đã được nhắc
đến nhiều trong thời gian gần đây như một đòi hỏi cho sự tăng trưởng và
phát triển trong tương lai của nền kinh tế đất nước.
Trong bài viết về nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ mới, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhấn mạnh, tập trung giải quyết các đột phá
chiến lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng.
Bên cạnh đó, trong các chỉ đạo điều hành kinh tế 2011, xây dựng kế
hoạch phát triển 2012, Chính phủ cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, tiếp tục
chính sách hướng đến mục tiêu trước mắt chống lạm phát, ổn định kinh tế
vì mô hướng đến mục tiêu dài hạn là tái cơ cấu nền kinh tế để đổi mới mô
hình tăng trưởng đảm bảo phát triển bền vững.
Trong kỳ hợp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về tình
hình kinh tế - xã hội 2011, kế hoạch 2012 và giai đoạn 5 năm 2011-2015,
tất cả đều nhất trí cao với nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là phải tập
trung tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp... nhằm đạt được
đột phá mới, thay đổi yếu kém nội tại của nền kinh tế.
Như vậy, trong tất cả mọi chỉ đạo của tất cả các cơ quan lãnh đạo cao
nhất của đất nước đều bày tỏ một quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế. Điều
đó tạo ra một xung lực mạnh mẽ quy tụ các nguồn lực tri thức, vật chất
và tinh thần để thực hiện tái cơ cấu kinh tế như mở ra một cơ hội đột
phá mới mà rất nhiều người kỳ vọng sẽ đưa đất nước tiến lên một tầm cao
phát triển mới.
Cùng với đó, đã có những chuyển động trên thực tế cho thấy, tái cơ
cấu đã được chú ý triển khai. Một ban chỉ đạo về tái cơ cấu DN nhà nước
đã được thành lập; vấn đề sàng lọc và tái cơ cấu ngân hàng đã được nhắc
đến, cắt giảm và kiểm soát để nâng cao chất lượng đầu tư công đang được
yêu cầu thực hiện ráo riết... Với những điều này, dường như nhiệm vụ
lớn với một lộ trình dài và nhiều khó khăn: tái cơ cấu đang được khởi
động một cách dù thực chất ở những điểm mấu chốt dù chỉ là những việc
nhỏ thôi.
Sự quyết tâm và những khởi động ban đầu mang lại những kỳ vọng nhưng
cũng từ đây vẫn có những băn khoăn được đặt ra. Tái cơ cấu đối với Việt
Nam không phải là lần đầu tiên được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu
nói đến. Thậm chí đây cũng không phải là lần đầu tiên được các nhà quản
lý đặt ra và lên kế hoạch... nhưng chưa bao giờ được thực thi mạnh mẽ
cho đến những chỉ đạo thôi thúc như bây giờ.
Nền kinh tế Việt Nam sau 25 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu
nhưng cũng bộc lộ những điểm yếu của một mô hình phát triển nhanh theo
chiều rộng dựa trên thâm dụng tài nguyên, gia tăng đầu tư và lợi thế
nhân công giá rẻ. Tốc độ và thành quả đạt được là tốt nhưng những điểm
yếu đã dần bộc lộ và nó trở nên đáng lo ngại khi so sánh với xu hướng
chuyển động của thế giới và những mô hình thành công đột phá khác trên
thế giới. Từ đó, những cảnh báo, đề xuất về tái cơ cấu đã được nhiều
chuyên gia kinh tế, các cơ quan nghiên cứu nói đến từ khá lâu.
Nhưng trong những năm trước, những ý kiến đó dù được ghi nhận thì vẫn
được các nhà quản lý và DN cho rằng một việc nên làm của thì tương lai.
Tuy nhiên, qua những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế mà nhất là
khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 tác động mạnh mẽ đến Việt Nam và sau
đó là những khó khăn nội tại của nền kinh tế đã khiến cậu chuyện tái cơ
cấu được nhắc đến nhiều hơn và được xem xét như một yêu cầu cấp thiết.
Thực tế, sau năm 2008 với những tác động của khủng hoảng tái chính
thế giới, tái cơ cấu đã được đặt ra. Thời điểm đó, đã có rất nhiều cuộc
hội thảo, những nghiên cứu và thậm chí một bản sơ khởi về những định
hướng và đề xuất về tái cơ cấu nền kinh tế đã được soạn thảo. Trong một
số ngành nhạy cảm như ngân hàng, các đề án cũng đã được lên khung.
Nhưng rồi sau thời điểm căng thẳng nhất của khủng hoảng và khó khăn,
chuyện tái cơ cấu cũng nhạt dần và những kế hoạch, đề án cũng ít được
nhắc đến. Trên thực tế đã không có một kế hoạch cụ thể, chi tiết nào
được triển khai tiếp theo. Tái cơ cấu dường như được tạm gác sang một
bên, nhường chỗ cho các lo toan hàng ngày như điều hành giá cả, lạm
phát...
Gần đây, khi nói về triển khai công việc tái cơ cấu bắt đầu từ 2012,
đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã cho biết, Chính phủ sẽ chỉ đạo tổ chức
đánh giá lại tình hình thực hiện đề án Tái cơ cấu ngân hàng và các tổ
chức tín dụng; làm rõ nguyên nhân triển khai thực hiện đề án bị chậm trễ
như một sự thừa nhận về một bước dừng, là chậm trễ việc tái cơ cấu cách
đây mấy năm.
Lần này, tình hình mới, nhận thức mới với những chỉ đạo và yêu cầu
quyết liệt hơn hy vọng rằng, tái cơ cấu sẽ được triển khai thực chất và
mạnh mẽ hơn. Nhưng để thành công và có hiệu quả thực chất, tái cơ cấu
cần được xây dựng thành những chương trình hành động, các bước tái cơ
cấu cho đến những việc cụ thể phải làm trong từng thời điểm. Cao hơn, đi
kèm với đó phải có những thang bậc đánh giá, có mục tiêu hướng tới rõ
ràng để tất cả cùng hành động, thực thi và được kiểm tra một cách tốt
nhất, tránh thêm một lần bị chậm trễ.