Đại biểu Quốc hội tại hội trường
Ảnh: Hoàng Long
Cần quy hoạch tốt kinh tế vùng
Trong buổi thảo luận, khá nhiều ý kiến đề nghị
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 5 năm tới, Chính
phủ cần tập trung nguồn lực đầu tư cho kinh tế vùng với mục đích thúc
đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong vùng và địa phương. Bên cạnh
đó, việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của từng vùng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng
tỉnh trong trung và dài hạn là một việc làm cần thiết. Trong quá trình
phân bổ ngân sách ngắn hạn, trung và dài hạn, Chính phủ cần quan tâm đầu
tư vốn phù hợp để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng,
tạo điều kiện cho các vùng, các tỉnh khai thác thế mạnh giữa các địa
phương.
ĐB Phương Thị Thanh (Bắc Kạn)
Đưa ra đề xuất như vậy, vì theo như nhận xét của ĐB
Phương Thị Thanh (Bắc Kạn): Đầu tư nguồn lực cho kinh tế vùng của chúng
ta hiện còn phân tán; trong khi kết cấu hạ tầng của nông thôn đặc biệt
là miền núi còn yếu kém, đời sống đồng bào đặc biệt là đồng bào dân tộc
thiểu số còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao so với
tỷ lệ chung cả nước. ĐB Thanh đề nghị: "Đảng, Chính phủ sớm đánh giá
thực hiện các chính sách quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng
vùng để sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách mới cho phù hợp với
từng vùng”.
ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh)
ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) có một tầm nhìn rộng hơn khi
đề xuất: Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế vùng để "cùng khai
thác tiềm năng lợi thế dựa vào nhau và chia sẻ những thuận lợi, khó khăn
với nhau; cùng dùng chung các hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông
vận tải, điện, nước và các sân bay, nhà ga, bến cảng... Đặc biệt là hỗ
trợ lẫn nhau về nguồn nhân lực”. Ở góc nhìn khác về kinh tế vùng,
ĐB Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang)
ĐB Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang) thẳng thắn nhận
xét, tổng mức đầu tư của các nguồn xã hội cho nông nghiệp, nông thôn
những năm gần đây không những không tăng mà lại có chiều hướng giảm sút.
10 năm trước, tỷ lệ đầu tư xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm
khoảng 13,85%, năm 2008 tụt xuống còn 6, 45%; năm 2009 và 2010 chỉ còn
khoảng hơn 6%. ĐB Cường đặt vấn đề: Làm thế nào để tăng nguồn đầu tư xã
hội cho nông nghiệp nông thôn? Muốn vậy, theo ĐB Cường, cơ chế chính
sách vẫn là quan trọng nhất. Cơ chế tốt thì hấp dẫn được nhà đầu tư.
ĐB Hoàng Đăng Quang (Quảng Bình)
Đầu tư công vẫn còn dàn trải
Trong số các ý kiến tập trung mổ xẻ, phân tích về
chủ trương tái cơ cấu đầu tư công, ĐB Hoàng Đăng Quang (Quảng Bình) đề
nghị, đầu tư công cần phải cắt giảm "song phải ưu tiên cho đầu tư nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”. Không ít ĐBQH đề xuất, muốn cắt giảm đầu
tư công thì việc quan trọng là phải tái cơ cấu đầu tư. Bởi, chúng ta đã
quá quen với tình trạng đầu tư dàn trải, vượt khả năng nguồn vốn điều
này không chỉ làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư mà còn gây lãng phí lớn,
kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Nguyên nhân
của tình trạng trên có một phần là do cơ chế trung ương phê duyệt danh
mục và bố trí vốn cho dự án như vốn trái phiếu Chính phủ; còn địa phương
lại phê duyệt dự án nên các địa phương đều muốn quy mô dự án lớn, dẫn
đến vượt khả năng nguồn vốn và công trình bị kéo dài. Vì thế, ĐB Nguyễn
Cao Phúc (Quảng Ngãi) cho rằng, cần phải thay đổi quan điểm trong đầu
tư, quyết định đầu tư phải trên khả năng nguồn vốn theo thứ tự ưu tiên,
có trọng điểm, dứt điểm. Đầu tư cho công trình giao thông một cách dàn
trải là dẫn chứng được các ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng), Lê Nam (Thanh
Hoá) đưa ra để chứng minh cho việc thiếu trọng tâm, trọng điểm trong đầu
tư.
Trong phiên thảo luận, các ĐBQH cũng đưa ra một số đề
xuất liên quan đến đầu tư công, như Chính phủ cần quyết định và giao dự
toán vốn đầu tư trung hạn cho các nguồn vốn (như vốn trái phiếu Chính
phủ, chương trình mục tiêu quốc gia và vốn đầu tư tập trung trong giai
đoạn 5 năm) cho các bộ, ngành và địa phương. Trên cơ sở nguồn vốn được
phân bổ đó các bộ, ngành địa phương chủ động xác định danh mục các dự án
đầu tư, thứ tự ưu tiên, quy mô, tổng mức đầu tư trong giai đoạn 5 năm,
hàng năm, thứ tự ưu tiên để tổ chức thực hiện. Đặc biêt, cần phải có kế
hoạch minh bạch vốn đầu tư trong hạn và giao cho các ngành, địa phương
tự quyết định đầu tư trên khả năng nguồn vốn thì mới có thể hạn chế được
tình trạng đầu tư dàn trải như hiện nay.
(Theo Daidoanket.vn)
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị):
Buồn vì 3 cái "nhất”
Ở các kỳ họp trước, cử tri đã cảnh báo về tình
trạng buông lỏng quản lý đất đai và khai thác tài nguyên khoáng sản gây
thất thoát lãng phí rất lớn nguồn lực của quốc gia và còn là mảnh đất
mầu mỡ để nuôi dưỡng tiêu cực, tham nhũng. Ngay sau cảnh báo thực trạng
này, các ĐBQH rất mừng vì Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập nhiều phiên
họp, yêu cầu rà soát lại tổng quỹ đất trên địa bàn cả nước, tăng cường
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, có biện pháp thu hồi những diện tích
đất sử dụng không đúng mục đích, trái pháp luật. Công tác quản lý khai
thác tài nguyên khoáng sản cũng được chấn chỉnh một bước. Tuy nhiên, sau
2 năm "ra tay lập lại trật tự”, trật tự vẫn không được như mong muốn.
Tháng 9 vừa qua tại một hội nghị về quản lý đất đai, Cục trưởng Cục Quản
lý công sản - Bộ Tài chính đã than phiền rằng có 3 cái nhất đáng buồn
trong quản lý đất đai ở nước ta. Một là, không được lòng dân nhất, bằng
chứng là có 80% vụ khiếu kiện có liên quan đến lĩnh vực đất đai. Hai là,
có nhiều biểu hiện tiêu cực nhất, mất cán bộ nhiều nhất, số lượng quan
chức các cấp bị kỷ luật nhiều nhất. Ba là, thất thoát, lãng phí nhiều
nhất, vì có tới hàng trăm nghìn ha đất bị chiếm dụng, để hoang hóa. Để
khắc phục tình trạng trên cơ quan quản lý nhà nước cần ra định mức sử
dụng đất cho các cơ quan, tổ chức; quy rõ trách nhiệm để thu hồi diện
tích đất sử dụng kém hiệu quả; công khai danh tính những cơ quan sai
phạm chứ không giao đất kiểu "như cho không” như hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng):
Đầu tư chưa hiệu quả
Đối với vấn đề đầu tư cho hạ tầng giao thông,
đúng là rất cấp bách rồi, đường bộ cao tốc là cần mà đường sắt cao tốc
cũng cần nhưng tiền ở đâu? Như chúng ta đã từng đầu tư cho xây dựng
đường Hồ Chí Minh, nhưng có những đoạn không sử dụng đến, để cũng tự sụt
lún; rồi chúng ta lại đổ tiền vào đó thì có hỏi tiền đâu nữa không? Vấn
đề là đầu tư cho đúng và sử dụng hiệu quả, không gây lãng phí.
Lục Bình (ghi) |
|