Thế giới sắp hết thời đơn cực?
|
Hình minh họa. Nguồn ảnh: Global Research
|
Hoạt động thương mại và đầu tư nảy nở giữa các các quốc gia đang nổi là một sự
thay đổi lớn lao trong cách mà nền kinh tế giới giới vận hành trong nhiều thế
kỷ.
Trước đó, thương mại chủ yếu là giữa hai miền “Bắc” và “Nam” – tức là giữa thế
giới phát triển và đang phát triển. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên – từ gia vị
cho tới bông sợi – đều được chuyên chở sang các quốc gia công nghiệp hóa ở
phương Tây, còn các quốc gia này lại xuất khẩu sợi và những sản phẩm chế biến
công nghiệp.
Sau Thế chiến II, hệ thống này trở nên phức hợp hơn nhờ có sự nâng cấp về giao
thông và truyền thông. Những “nhà giàu mới phất” như là Hàn Quốc và Singapore
giàu có nhờ việc outsource.
Họ có lượng nhân công dồi dào, lại rẻ mạt gia công quần áo, giày dẹp và thiết
bị điện tử, thường là với thiết kế và công nghệ từ phương Tây, sau đó chuyên chở
cho người tiêu dùng Mỹ thông qua Walmart. Với những người mua hàng còn nghèo như
ở Ấn Độ và Indonesia, hiện vẫn chưa có nhiều cách tiếp cận tới họ.
Quan hệ căng thẳng giữa những quốc gia đang phát triển – như là xung đột biên
giới giữa Nga và Trung Quốc từng làm tê liệt thị trấn Manzhouli – tường tạo nên
các rào cản tạm thời. Mỹ và châu Âu đã thống trị thương mại và dòng vốn của thế
giới, và tất cả mọi người phải phụ thuộc vào họ vì tăng trưởng và việc làm.
Mẫu hình này đã bắt đầu thay đổi sau khi Trung Quốc tham gia vào quá trình
toàn cầu hóa vào những năm 1980. Các nhà máy tại Thẩm Quyến và Thượng hải đã trở
thành tâm điểm của các mạng lưới “gia công không biên giới” mà trong đó, một
phần TV, điện thoại di động và các sản phẩm khác được sản xuất trên khắp châu Á,
sau đó được chuyển sang Trung Quốc lắp ráp, thúc đẩy thương mại của khu vực rộng
lớn hơn.
Tăng trưởng tại Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường đang nổi khác tăng đã làm
thay đổi nguồn thu nhập của khu vực, họ bắt đầu xuất khẩu các điểm đến theo cách
riêng của họ, với việc các công ty tại các quốc gia đang nổi bán hàng cho người
tiêu dùng của quốc gia khác.
Các kết nối này tiếp tục cuốn thêm nhiều phần nữa của thế giới đang nổi.
Chẳng hạn, thương mại giữa các nền kinh tế đang nổi của châu Á và Mỹ Latinh tăng
lên gấp 7 land trong suốt mười năm cho tới năm 2010, đạt mức 268 tỉ USD. Trung
Quốc và châu Á đang tìm kiếm cách thức tiếp cận các nguồn nguyên liệu thô và
khách hàng mới, họ đang trở thành những những ông bầu mới của châu Phi. Thương
mại giữa Ấn Độ và châu Phi từ mức chỉ có 1 tỉ USD vào năm 2001 đã tăng lên mức
50 tỉ USD vào năm 2010.
Ganeshan Wignaraja – một chuyên gia trong lĩnh vực hội nhập kinh tế tại Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Manila nói rằng, những mối quan hệ trong các
thị trường mới nổi này đang tạo nên một “trụ cột thứ ba” của tăng trưởng trong
nền kinh tế thế giới, bên cạnh Mỹ và EU.
Ganeshan Wignaraja bình luận: “Chúng ta đang tiến về một thế giới đa cực”. Hệ
quả của xu hướng đó còn tiến xa hơn cả sự dòng luân chuyển của hàng hóa đơn
thuần. Khi mà thương mại và đầu tư trong thế giới đang nổi càng quan trọng hơn,
thì vai trò của phương Tây đối với nền kinh tế toàn cầu lại suy giảm đi, cuộc
Đại suy thoái đã khiến xu hướng này trở nên gấp gáp hơn.
Trong khi các nền kinh tế của phương Tây chùng xuống do nợ nần và thất
nghiệp, Trung Quốc và Ấn Độ và phần nhiều trong số các nền kinh tế đang nổi lại
được tiếp thêm sức và đang tìm kiếm đến nhau nhiều hơn.
Các nhà quản trị doanh nghiệp đang khám phá ra các cơ hội mới tại các quốc
gia đang nổi. Các công ty không mấy tên tuổi có thể không tham gia vào các thị
trường đang phát triển, nhưng lại rất thành công ở các thị trường đang
nổi, nơi mà sự trung thành không ổn định. Tại Ấn Độ, số hàng hóa bán được của
nhà sản xuất điện thoại di động của Trung Quốc là G’Five tăng lên 75% trong năm
tài chính vừa qua; những chiếc điện thoại hợp thời của họ rất hấp dẫn các người
tiêu dùng của Ấn Độ với kiểu dáng thích hợp cho những chiếc ví mỏng.
Năm 2009, hãng sản xuất máy tính Lenovo đã quyết định tập trung vào các nền
kinh tế đang phát triển, với niềm tin rằng kinh nghiệm trong nước có thể tạo ra
thế mạnh cho họ tại các quốc gia đang phát triển. Lợi nhuận thu về trong các thị
trường đang nổi (bao gồm cả Lenovo đặt tại Trung Quốc) tăng 46.5% trong quý hai,
so với mức tăng trưởng chỉ có 8.5% trong các quốc gia phát triển. Điều này đã
giúp cho công ty dành được thị phần máy tính toàn cầu.
Và khi các nền kinh tế đang nổi tăng trưởng theo hướng xích lại gần nhau hơn
về mặt kinh tế, họ lại khám phá ra các mối quan tâm chính trị chung. Nhóm các
nước trong BRIC – gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung QUốc – đã khởi động các hội
nghị thường xuyên để phối hợp các nỗ lực trong những vấn đề quan trọng như cải
tổ hệ thống tài chính toàn cầu.
Họ đang thách thức trật tự kinh tế đã thiết lập từ trước đó. Chẳng hạn như
Trung Quốc và Nga đã đi đầu trong việc thay thế đồng Đô la Mỹ với tư cách là
đồng tiền số 1 trong rổ tiền dự trữ. Nếu như hoạt động thương mại và đầu tư siêu
âm này giữa các nền kinh tế đang nổi vẫn được duy trì, “tầm quan trọng của Mỹ và
EU sẽ bị thu hẹp lại cả về mặt kinh tế và chính trị”, ngài King của ngân hàng
HSBC bình luận.
(Theo Vietnamnet.vn)