Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ năm, 17/11/2011 08:46
Nguyên Bộ trưởng Giáo dục: Phong bì làm tôi xấu hổ, đau lòng
“Nhà giáo là tấm gương cho tuổi trẻ. Những chuyện tiêu cực như vậy, xã hội không bao giờ chấp nhận. Nghe chuyện đó, tôi rất đau lòng và xấu hổ” – Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Giáo sư Phạm Minh Hạc chia sẻ với phóng viên Infonet.vn khi bàn về vấn nạn phong bì trong nhà trường.

Không thể đổ cho lương thấp

Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục cho rằng, đây là hiện tượng mà thời trước kia tôi đi học, đi dạy, rồi làm vai trò quản lý không bao giờ xảy ra.

Nhà trường không phải là một ốc đảo, nên sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không ít vào lối tư duy suy nghĩ của một số người thầy, rồi các bậc phụ huynh. Thực tế, lương giáo viên bây giờ quá thấp, sinh viên ĐH sư phạm mới ra trường lương chỉ có hơn 1 triệu, giáo viên mầm non chỉ có mấy trăm, thậm chí có nơi trả bằng thóc. Đời sống cũng vất vả nhiều, nhưng không vì thế họ đánh mất đi phẩm giá của người thầy.

Sứ mệnh của người giáo viên không có chỗ cho sự lệch lạc. Họ phải có một chuẩn mực riêng của người thầy. Tuy nhiên ở các trường sư phạm chúng ta, chuẩn mực này chưa được đưa vào các môn học của sinh viên. Ra trường đi làm, họ mới nói với nhau, và hiểu ngầm rằng giáo viên không được làm vậy.

Giáo sư Văn Như Cương cho rằng, vấn nạn phong bì chủ yếu xuất phát tâm lý các bậc phụ huynh học sinh, thầy giáo không ai nghĩ thế cả. Những người thầy chỉ cần học sinh của mình biểu lộ tình cảm của mình trong ngày hiến chương là những hành động cụ thể là những hoạt động chào mừng như: ngày hiến chương học sinh ăn mặc đẹp hơn, trên bàn thầy có lọ hoa tươi, học sinh đền đáp thầy bằng những điểm 9 điểm 10.

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục: Phong bì làm tôi xấu hổ, đau lòng

Đừng để văn hoá "phong bì" làm ảnh hưởng đến học sinh

Ngoài ra, vào dịp lễ tết; học sinh có thể tự tay làm thiếp tặng thầy, phụ huynh có món quà nhỏ tặng thầy để tri ân cho con, em mình. Trường tôi, có năm các cháu tặng thầy tặng cô là những thứ quà nhỏ như là bộ cốc, hay cái cái cavát.

"Tôi nghĩ chuyện cái phong bì cũng là bình thường có thể đây là cách thể hiện tình cảm của họ đối với thầy giáo".

"Nhưng nếu, phụ huynh nuông chiều con, sẵn sàng cung cấp tiền để con mua điểm, thậm chí trực tiếp can thiệp để mua điểm cho con em thì tôi cực lực phản đối", GS Văn Như Cương nói.

Thực tế, nếu xuất phát từ truyền thống tốt đẹp, thì tất cả sẽ diễn ra một cách tự nhiên, vô tư. Không thể có chuyện vì vậy mà có sự “ưu ái”, thiên lệch, phân biệt trong kiểm tra, đánh giá của người thầy với học sinh của mình.

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục: Phong bì làm tôi xấu hổ, đau lòng

Lễ khai giảng tại một trường THPT tại Hà Nội

Đừng lấy phong bì xoáy sâu vào tất cả giáo viên

Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng, nếu nói là tất cả thì chưa hẳn đúng, bởi lẽ chúng ta phải có một nghiên cứu cụ thể vấn đề này qua các phương pháp điều tra xã hội học, hay điều tra giáo dục. Tuy nhiên chúng ta chưa làm được điều này. Luật giáo viên chưa có tiêu chí rõ ràng về vấn đề giáo viên nhận phong bì, trong khi đó ở các trường quân sự họ rất coi trọng vấn đề kỷ luật. Sinh viên sư phạm ra trường mới thấm dần nguyên tắc đạo đức ấy. Ở trường học có tổ chức công đoàn, nhưng đây là tổ chức tự nguyện cho nên mọi việc được xử lý rất nhẹ nhàng.

Chia sẻ với PV báo Infonet.vn GS Văn Như Cương nói: lương của giáo viên hiện nay quá thấp, so với mức cơ bản hiện nay là 830 nghìn thì giáo viên không đủ sống, ngay cả đến phó giáo sư mức lương chỉ có 5, 5 triệu/ tháng. Đấy là chưa kể các trường tư thục, các trường nông thôn, miền núi họ còn khốn khó nhiều, mà ở đó phụ huynh ăn còn chưa đủ thì lấy đâu ra tiền đi biếu thầy. Nhiều em học sư phạm ra trường với mức lương ấy, ăn chưa đủ, lại còn phải trả nợ mà trong thời gian học họ vay tiền ưu đãi của nhà nước, thu nhập như vậy thì cũng khó sống được. Tôi nghĩ, vấn nạn tiêu cực cần phải loại bỏ trong nhà trường nhưng, cứ lấy cái phong bì ra xoáy sâu vào tất cả những người giáo viên thì chúng ta cũng cần phải cân nhắc.

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục: Phong bì làm tôi xấu hổ, đau lòng

Những bông hoa tươi thắm là món quà ý nghĩa của người thầy

“Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắn sẽ không thay đổi – nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với nhà giáo, cả về phẩm chất và năng lực thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi nhà giáo, vừa giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm”- giáo sư Văn Như Cương nói.


(Theo infonet.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)