24 tỷ đồng phân làn: Vẫn vô tư lấn đường
Chủ trương
phân làn đường giai đoạn một trên địa bàn Hà Nội được thực hiện trên 5
tuyến phố: Bà Triệu, Phố Huế - Hàng Bài, Xã Đàn, Đại Cồ Việt – Trần Khát
Chân, Giải Phóng. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự chưa thấy, khi người dân
mặc kệ biển báo và thanh tra giao thông đứng giữa đường làm nhiệm vụ,
phương tiện vô tư lấn làn.
Tuy nhiên, trao đổi với
PV báo điện tử Infonet, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội
cho biết “Việc phân làn đã đạt được những kết quả nhất định. Từ nay đến
cuối năm chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai phân làn thêm 8 tuyến phố và
sẽ nhân rộng ra vào năm tới”.
Phủ nhận việc phân làn
kém hiệu quả nên trì hoãn việc nhân rộng phân làn sang các tuyến phố,
ông Nguyễn Xuân Tân, khẳng định, kế hoạch phân làn vẫn được triển khai
theo kế hoạch, nhưng do yếu tố thời tiết không thuận lợi nên mới bị đình
hoãn.
 |
Có
thanh tra giao thông đứng chốt phân làn nhưng phương tiện vẫn vô tư lấn
làn. Ảnh trước cổng bệnh viện Bạch Mai trên đường Giải Phóng. Ảnh LD |
Theo
kế hoạch từ nay đến cuối năm thành phố sẽ tiếp tục đầu tư 16 tỷ đồng
triển khai phân làn thêm 8 tuyến phố. Như vậy, tổng chi phí cho việc
phân làn trên 12 tuyến phố khoảng 24 tỷ đồng.
Cũng
theo dự kiến, tuyến đường Nguyễn Trãi – Hà Đông sẽ được phân làn từ
tháng 10/2011. Tuy nhiên sau nhiều nhiều lần lỗi hẹn, đến nay việc phân
làn trên tuyến đường này vẫn chưa được triển khai.
 |
Phố Hàng Bài vốn được coi là văn minh, nhưng xe buýt vẫn thường xuyên đi lấn sang làn đường dành cho người đi xe máy. Ảnh LD |
Ghi
nhận của phóng viên báo điện tử Infonet, sau hai tháng triển khai, đến
thời điểm này việc phân làn đường chưa có dấu ấn nào ngoài các cột báo
lắp sững sững giữa đường.
Trên đường Giải Phóng,
đoạn xung quanh trước cổng bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tập trung rất
nhiều phương tiện. Mặc dù có lực lượng chức năng đứng phân làn, nhưng
giao thông vẫn rất lộn xộn, các phương tiện cứ vô tư đi sai làn đường.
 |
Dù đường rất vắng nhưng các phương tiện tham gia giao thông trên Phố Huế vẫn vô tư đi sai làn đường. Ảnh LD |
Nằm giữa đường lúc này chỉ còn lại những giải phân cách vô hồn.
Người
tham gia giao thông chẳng còn mấy quan tâm đến đường phân làn, từ xe
đạp, xe máy, ô tô con, đến xe buýt...cứ chỗ nào quang thì phi xe vào.
Ngay cả khi có mặt lực lượng thanh tra đứng thổi còi, hướng dẫn phân
làn, người tham gia giao thông vẫn làm ngơ.
 |
Một số thanh tra giao thông cũng thờ ơ với nhiệm vụ phân làn. Ảnh LD |
Điều
đặc biệt là trên hầu hết các tuyến phố phân làn đều vắng bóng lực lượng
làm nhiệm vụ. Nếu xuất hiện, họ cũng thường xuyên bỏ vị trí, ngồi ở vệ
đường hóng mát, hoặc bỏ đi làm việc riêng.
Công bằng
mà nói, nếu việc phân làn triển khai hiệu quả sẽ hạn chế đáng kể tình
trạng ùn tắc giao thông. Nhiều nước trên thế giới đã triển khai việc
phân làn. Nhưng không phải cứ đặt giải phân cách, chia đôi đường ra thì
được gọi là phân làn.
 |
Xe đạp, xe máy, xe buýt... đi chung một làn đường. Ảnh LD |
“Với
đặc trưng về đường sá, giao thông như ở Hà Nội, để việc phân làn hiệu
quả cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học trước khi triển
khai. Do việc sử dụng đất dọc trên các tuyến phố rất khác biệt so với
các nước khác, nên chủ trương tách làn trong nội thành Hà Nội không hề
đơn giản” – TS. Khuất Việt Hùng nhận định.
 |
Các phương tiện thi nhau đi sai làn đường trên đường Trần Khát Chân. Ảnh LD |
Giải
thích về số kinh phí 24 tỷ đồng phục vụ phân làn, ông Tân cho biết số
tiền này dùng để mua sắm biển báo, giải phân cách, thiết bị, thù lao cho
lực lượng làm nhiệm vụ…
Trước thực trạng vắng lực
làm nhiệm vụ trên các tuyến phân làn, ông Tân lý giải, do lực lượng
mỏng, nên trên mỗi tuyến phố phân làn chỉ có thể bố trí được một người.
Tuy nhiên nếu ai bỏ vị trí, sẽ bị đuổi khỏi ngành.
“Việc
phân làn đã đạt được những kết quả nhất định. Từ nay đến cuối năm chúng
tôi sẽ tiếp tục triển khai phân làn thêm 8 tuyến phố và sẽ nhân rộng ra
vào năm tới” – ông Tân khẳng định.
(Theo infonet.vn)