Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 28/11/2011 05:19
Đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động Quốc hội
Sáng 28-11, Hội nghị trực tuyến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để triển khai Nghị Quyết 271/NQ-UBTVQH13, ngày 01-11-2011 của UBTVQH về một số cải tiến, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH đã diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu.
Cần có cơ chế hỗ trợ đại biểu

Đa số các đại biểu đều nhất trí cho rằng, kỳ họp vừa qua đã đem lại hiệu quả tích cực và thiết thực. Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho rằng, thời gian đọc báo cáo đã được rút ngắn dành nhiều thời gian cho thảo luận. Đặc biệt, trong các phiên chất vấn do khoảng thời gian để đại biểu hỏi được rút ngắn lại nên hầu hết đại biểu đều được chất vấn vấn đề mình quan tâm. Sự đổi mới này không chỉ rèn luyện kĩ năng hỏi-đáp mà còn chứng tỏ chất lượng của đại biểu đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, Theo Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc, còn nhiều đại biểu mang văn bản chuẩn bị sẵn ở nhà ra đọc tại hội trường, chưa tập trung vào những nội dung trọng tâm.

Tuy nhiên, đại diện của nhiều tỉnh, thành, ủy ban cho rằng, cái khó của các đại biểu chính là chỉ làm kiêm nhiệm là chính, tỷ lệ đại biểu chuyên trách chưa cao. Tỷ lệ đại biểu QH chuyên trách hiện nay là 33%. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH Lê Minh Thông phát biểu: “Trước mỗi kỳ họp, lượng tài liệu cấp cho đại biểu là khổng lồ, kể cả đại biểu chuyên trách cũng không thể có thời gian nghiên cứu chứ đừng nói là đại biểu kiêm nhiệm. Mỗi đại biểu chỉ chuyên một hoặc một số lĩnh vực mà phải tham gia ý kiến tất cả các vấn đề thì rõ ràng là không hiệu quả. Vì vậy cần có chế hỗ trợ đại biểu như sử dụng các chuyên gia hỗ trợ trước kỳ họp.”

Thực tế, các dự thảo đưa về cơ sở rất chậm, đại biểu thường không đủ thời gian nghiên cứu, triển khai. Để làm hết trách nhiệm nhân dân giao phó, nhiều đoàn đại biểu QH phải dựa vào các cơ quan tham mưu, tổ chức hội nghị tham gia ý kiến một cách khéo léo vì thời gian ít, chi phí thấp nhưng chất lượng phải cao.

Còn tại một số tỉnh miền núi như Lai Châu, Hà Giang việc đi tiếp xúc cử tri khó, đi xuống cơ sở xa phải mất một, hai ngày thậm chí một tuần mà với quy định hiện nay là rất khó thực hiện. Việc tổ chức lấy ý kiến chuyên gia cũng gặp nhiều khó khăn, vì văn bản đến địa phương chỉ trước bốn đến năm ngày cho nên tổ chức lấy ý nhiều khi hình thức “chỉ làm cho có thôi”.

Nhiều ý kiến cho rằng, QH cần cải tiến việc cung cấp tài liệu, nếu mỗi đại biểu hơn 10kg tài liệu thì đó là lãng phí trong khi đa số đại biểu có máy tính, có thể truy cập để lấy thông tin một cách dễ dàng. Đại biểu Huỳnh Nghĩa, Trưởng đoàn đại biểu QH thành phố Đà Nẵng cũng cho rằng, thông tin cho đại biểu, các đoàn có thể gửi qua email để việc khai thác thông tin nhanh hơn, tránh lãng phí.

Chất vấn thẳng, trả lời đúng tầm

Tại Hội nghị trực tuyến, nhiều ý kiến cho rằng phải đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng của các đại biểu QH, đổi mới hoạt động giám sát thông qua chất vấn, tăng thời gian chất vấn lên. Các đại biểu nên chất vấn lần lượt từng vấn đề một, thời gian hỏi chỉ là một phút để rèn luyện kỹ năng chất vấn. Người trả lời chất vấn cũng phải rèn luyện, người hỏi phải sâu, người trả lời chất vấn đúng tầm, tránh diễn giải quá nhiều vấn đề.

Theo ông Bùi Đức Súy, Phó ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ QH, các đại biểu khi phát biểu không nên nói lại những gì tờ trình, báo cáo thẩm tra đã nêu. Nên chất vấn một phút và một câu hỏi đi vào vấn đề trọng tâm, nêu thẳng câu hỏi, không nên diễn giải nhiều.

Nhưng theo ý kiến của Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Danh Út, do trình độ đại biểu không như nhau, vì thế không nên quy định quá cứng thời gian đại biểu phát biểu. Thời lượng chất vấn, thảo luận nên có quy định hợp lý để có nhiều thời gian dành cho những dự luật quan trọng mà nhân dân quan tâm như Luật Giáo dục, Luật Lao động…

Hiện nay, thời gian phân bố cho các phiên thảo luận vẫn chưa hợp lý, thảo luận hội trường quá dài trong khi thời gian thảo luận tại tổ quá ngắn. Do đó, nhiều ý kiến tại Hội nghị cũng đề nghị dành thêm thời gian thảo luận ở tổ và rút ngắn thời gian thảo luận hội trường, nâng cao năng lực của tổ thư ký giúp việc.


(Theo nhandan.org.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)