Lãnh đạo Việt Nam nói về Luật biểu tình
Ngày 26/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết đưa dự luật biểu tình vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 13. Phát biểu trước cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Luật biểu tình sẽ được xây dựng trong thời gian tới, dù còn có ý kiến trái chiều. Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Luật biểu tình phù hợp với Hiến pháp, đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam, thông lệ quốc tế và cũng để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Cần lắng nghe các ý kiến khác nhau về Luật biểu tình
Tiếp xúc với cử tri quận 1, TP.HCM vào chiều 28/11, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang khẳng định: Luật biểu tình sẽ được xây dựng trong thời gian
tới, dù còn có ý kiến trái chiều.
 |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với các cử tri quận 1. Ảnh: VNN |
Chủ tịch nước cho rằng: Chúng ta cần lắng nghe các ý kiến khác
nhau về Luật biểu tình. Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu
tình theo pháp luật. Nhưng để thế chế hóa thành một đạo luật một mặt
đảm bảo được quyền cơ bản của công dân, mặt khác phù hợp với điều kiện
của đất nước thì phải có lộ trình và thực hiện hết sức thận trọng.
Phát biểu của Chủ tịch nước đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của rất nhiều cử tri.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nghiên cứu Luật biểu tình để thực hiện Hiến pháp
Quan điểm về Luật Biểu tình cũng từng được thể hiện trong
buổi trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội sáng
25/11.
Thủ tướng đưa ra những lý do thuyết phục cần đưa Luật Biểu tình vào chương trình Xây dựng Luật:
"Thứ nhất, việc đưa Luật Biểu tình vào chương trình Xây dựng Luật để
thực hiện Hiến pháp. Điều 69 Hiến pháp 92 sửa đổi quy định: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có
quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Hiến pháp như vậy nhưng thực tế chưa có Luật Biểu tình nên Chính phủ đề
nghị bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình, nói ngắn gọn là để thực hiện
Hiến pháp.
Thứ hai, trên thực tế, trong cuộc sống hiện nay, có nhiều sự việc đồng
bào tụ tập đông người, để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng với chính quyền.
Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý và điều chỉnh vấn đề này. Điều đó
gây khó cho người dân khi thực hiện quyền được Hiến pháp quy định và
cũng khó cho quản lý của chính quyền. Mà đã khó như thế cũng nảy sinh
những túng trong quản lý. Từ đó, xuất hiện biểu hiện mất an ninh trật
tự, cũng xuất hiện việc lợi dụng để kích động xuyên tác gây phương hại
cho xã hội.
 |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, nghiên cứu Luật Biểu tình để thực hiện Hiến pháp.
Ảnh VNE |
Trước thực trạng như thế, Chính phủ cũng đã có báo cáo kiến nghị
với QH khóa trước. Quốc hội cũng có công văn yêu cầu ban hành Nghị định
để điều chỉnh hoạt động này. Chính phủ đã ban hành Nghị định 38 nhưng
Nghị định hiệu lực pháp luật thấp, chưa đáp ứng được tầm mức như Hiến
pháp quy định và thực tế cuộc sống đang đặt ra.
Vì vậy Chính phủ thấy nên kiến nghị QH xem xét đưa vài xây dựng luật để
có Luật Biểu tình, phù hợp với Hiến pháp, phù hợp với đặc điểm lịch
sử văn hóa và điều kiện cụ thể của VN, phù hợp với thông lệ quốc tế để
đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo quy định của Hiến pháp,
pháp luật, đồng thời ngăn chặn những hành vi gây xâm hại tới an ninh
trật tự lợi ích của xã hội và nhân dân.
"Với tinh thần như vây, chúng tôi đề nghị QH xem xét đề nghị của Chính
phủ đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng Luật", Thủ tướng Chính
phủ nhấn mạnh.
Trước đó, tại buổi thảo luận về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh
của Quốc hội khóa 13, trong khi đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng Việt
Nam chưa phải siêu cường kinh tế để đài thọ cho Luật Biểu tình thì nhà
sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh: "Biểu tình là quyền cơ bản của người
dân, không thể biến chúng ta thành ốc đảo dị thường".
(Theo bee.net.vn)