Chống tham nhũng phải “táo bạo”
Ngày 29/11, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP), Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN), Đại sứ quán Vương quốc Anh, đại diện Bộ Phát triển Quốc tế Anh tại Việt Nam đã tổ chức Đối thoại về PCTN lần thứ 10 giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế với chủ đề “Đánh giá tác động, hiệu quả của các kỳ đối thoại về PCTN đối với công tác PCTN tại Việt Nam”.
Quyết tâm đẩy lùi tham nhũng
Từ năm 2007 đến nay, thực thiện thoả thuận của Chính phủ Việt Nam và các
nhà tài trợ quốc tế, Việt Nam đã tổ chức thành công 9 kỳ Đối thoại về
PCTN với nhiều chủ đề. Những cuộc đối thoại đã trở thành một kênh quan
trọng để chia sẻ kinh nghiệm và bày tỏ những quan tâm, gợi ý có tính
tham khảo, định hướng cho công tác đấu tranh PCTN và tiêu cực tại Việt
Nam.
Phát biểu tại cuộc Đối thoại, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định, Việt Nam đang nỗ lực vượt qua nhiều thách thức để phát
triển. Việt Nam cũng nhận thức rõ một trong những lực cản, thách thức
đối với sự phát triển của đất nước là vấn đề tham nhũng. Vì vậy, thời
gian qua, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường
tính minh bạch, ngăn chặn tham nhũng để tạo môi trường đầu tư, cạnh
tranh bình đẳng.
 |
Đối thoại về Phòng, chống tham nhũng lần thứ 10. |
Trên cơ sở đóng góp của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, Chính phủ
đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về PCTN nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ
nạn này. Tại cuộc đối thoại lần này, cộng đồng quốc tế sẽ có được thông
tin đầy đủ về chủ trương, chính sách, pháp luật của Việt Nam liên quan
tới PCTN. Các cơ quan của Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe và trân
trọng sự đóng góp, chia sẻ, sáng kiến, kinh nghiệm và khuyến nghị của
các đối tác, bạn bè quốc tế để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng
Chưa chuyển biến căn bản
Báo cáo đánh giá bước đầu 5 năm thực hiện Luật PCTN của Văn phòng Ban
chỉ đạo Trung ương về PCTN cho thấy, đã hình thành khung pháp lý cơ bản
về PCTN với trên 300 văn bản về PCTN được ban hành; công tác tuyên
truyền, giáo dục về PCTN được tích cực đẩy mạnh, góp phần hiệu quả trong
cuộc đấu tranh PCTN. Về hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cấp Trung ương có
Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, có
các đơn vị chuyên trách về PCTN của Bộ Công an, TTCP, VKSNDTC; ở địa
phương, đã có 63 Văn phòng Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN…
Tuy nhiên, PCTN trong 5 năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa
tạo được sự chuyển biến có tính căn bản. “Tham nhũng vẫn còn nghiêm
trọng và diễn biến phức tạp trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều
cấp; tham nhũng vẫn là bức xúc và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội”,
báo cáo này nhấn mạnh.
Cũng trong buổi đối thoại, đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ
đều đánh giá cao những kết quả đạt được của Việt Nam trong việc hoàn
thiện hệ thống thể chế, chính sách về PCTN và việc thực thi pháp luật
trong thời gian qua, đồng thời thể hiện sự ủng hộ đối với quyết tâm đẩy
lùi tham nhũng của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho
rằng cần phải tăng cường hơn nữa tính minh bạch trong hoạt động PCTN,
đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực trọng
điểm; tiếp tục kêu gọi sự tham gia của người dân, các tổ chức dân sự,
báo chí trong công tác PCTN…
Hay như đề xuất của TS. Antony Stokes - Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt
Nam: Vấn đề bây giờ của Việt Nam là “phải xác định các biện pháp quyết
liệt, táo bạo để PCTN” bởi theo kinh nghiệm của các nước khác thì quyết
tâm chính trị để thực hiện những biện pháp này đóng vai trò cốt yếu.
(Theo phapluatvn.vn)