Nông sản bị làm giả tràn lan
Tại Hội thảo “Phòng chống hàng giả và gian
lận thương mại” mới đây, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương cho
biết, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2011, lực lượng quản lý thị trường
đã kiểm tra, xử lý gần 4.880 vụ vi phạm. Tổng số tiền phạt gần 15,5 tỷ
đồng, tăng khoảng 1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kết 10 năm
qua, các lực lượng chức năng đã kiểm tra gần 3,6 triệu vụ vi phạm, tổng
số tiền phạt thu được hơn 28.000 tỷ đồng.
 |
Tình trạng phân bón giả, giống giả đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hàng nông sản (ảnh minh hoạ). |
Giả từ phân bón đến rau củ
Theo
ông Đỗ Hữu Quang – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công
Thương), không chỉ các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi hàng giả, hàng
nhái, ngành nông nghiệp cũng đang bị đe dọa bởi các sản phẩm
kém chất lượng. Thị trường trong nước đã xuất hiện hàng loạt các loại
hàng giả như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, giống
cây trồng… ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân, gây hại nghiêm trọng tới
môi trường, môi sinh.
“Hàng giả, hàng nhái
hiện rất khó nhận biết khi mẫu mã, bao bì không khác gì so với hàng
thật, thậm chí tem chống hàng giả cũng bị các đối tượng sản xuất hàng
loạt rồi cung cấp lại cho các tổ chức gian lận sử dụng dán lên sản phẩm
giả” - ông Quang cho biết.
Ông Nguyễn Thanh
Bình - Trưởng đại diện văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM cũng cho
rằng, không chỉ các vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất bị làm nhái, các
mặt hàng nông sản cũng bị giả mạo tràn lan, chủ yếu là các loại trái
cây, rau củ…
“Hàng giả mạo có mặt trên tất cả
các địa bàn như cửa hàng, chợ, siêu thị, kể cả các trung tâm thương
mại. Nhiều loại trái cây nhập lậu nhưng lại gắn nhãn mác các loại trái
cây có tiếng trong nước. Ngược lại, nhiều loại được sản xuất ở Đồng Nai,
Tây Ninh… nhưng lại gắn xuất xứ từ Mỹ, Canada… để đội giá lên” - ông
Bình cho biết.
Vô phương kiểm soát
Theo
ông Quang, các đối tượng thường lợi dụng tâm lý thích được sử dụng hàng
“hiệu” với giá rẻ của người tiêu dùng. Hơn nữa, thu nhập của người dân
còn thấp, đặc biệt là người dân tại các vùng nông thôn nên dễ vô tình
trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho hàng giả và buôn lậu phát triển.
"Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cũng đã có hệ thống Tổng đài
1081 sẵn sàng tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng về hàng giả, hàng
nhái để có biện pháp kết hợp với cơ quan chức năng xử lý vi phạm."- Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Cũng
theo ông Quang, trong khi các lực lượng chức năng phải gồng mình chống
buôn lậu, hàng gian, hàng giả thì chính các doanh nghiệp lại “giấu nhẹm”
khi bị xâm phạm. Tâm lý sợ mất uy tín, sợ doanh thu sụt giảm khi người
tiêu dùng biết hàng của mình bị làm nhái… khiến doanh nghiệp không thông
báo rộng rãi việc bị nhái hàng.
Ông Nguyễn
Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người
tiêu dùng VN còn cho rằng, việc giám định vi phạm hàng hóa hiện gặp
nhiều khó khăn khi chỉ có một cơ quan có chức năng giám định là Viện Sở
hữu trí tuệ. Do vậy không đáp ứng được công tác thực thi và thiếu khách
quan.
“Hiện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người
tiêu dùng đã có văn phòng tại 42 tỉnh, thành trên cả nước. Người tiêu
dùng nên mạnh dạn tố cáo khi phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng để
đảm bảo lợi ích cho bản thân và xã hội” - ông Hùng cho biết thêm.
(Theo Danviet.vn)