Qua
những quyết sách mới mẻ và tinh thần dám nói, dám làm, dám chịu trách
nhiệm, vị tân bộ trưởng này đã nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân.
Liên tiếp “trảm” tướng, quyết liệt với tiến độ công trình
|
Ngay
khi lên nắm quyền, Bộ trưởng Thăng đã mạnh tay với các chủ đầu tư, nhà
thầu... vì đã để xảy ra tình trạng chậm tiến độ, chất lượng công trình
không đảm bảo. |
Thời
gian qua, các dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư liên tục bị chậm tiến độ,
để chấn chỉnh lại tình trạng đó, ngay sau khi lên nắm quyền Bộ trưởng
Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã mạnh tay “trảm tướng” các công trường.
Ngày 4/10, sau khi
thị sát thực trạng xây dựng công trình Nhà ga hành khách sân bay quốc
tế Đà Nẵng, Bộ trưởng Thăng đã ra quyết định điều động ông Đỗ Tất Bình
(Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng HK miền Nam) làm Trưởng BQL Dự án
xây dựng nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, toàn quyền điều hành
toàn bộ công việc từ ngày 5/10, thay cho ông Đặng Hồng Cương.
Kể từ đấy đến nay, Dự án
này đã và đang băng băng về đích, nếu không có gì thay đổi ngày 25/12
tới đây, Nhà ga sân bay Quốc tế Đà Nẵng mới sẽ khai trương, đưa vào hoạt
động.
Trước đó, ngày 3/10, Bộ
trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Đoàn công tác đi kiểm tra tiến độ thi
công toàn tuyến trong Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Nhận
thấy tiến độ thi công dự án này chậm, Bộ trưởng đã yêu cầu các nhà thầu,
đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ. Nếu không đảm bảo những tiêu chí như
ban đầu, Bộ trưởng yêu cầu chủ đầu tư thay nhà thầu khác.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng, PMU2 đã thay 5 nhà thầu không đảm bảo tiến độ.
Ngày 22/10, thị
sát Dự án xây dựng nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), thấy dự
án chậm tiến độ, Bộ trưởng Thăng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ gấp đô,
nghiên cứu thuê hẳn BQL Dự án có năng lực để sớm giải quyết các khó khăn
và cuối tháng 11 phải khởi công dự án.
Sau chỉ đạo của ông, ngày
4/12, Nhà ga hành khách T2, của sân bay Nội Bài đã chính thức khởi công
xây dựng, với tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỷ đồng.
 |
Nhà ga sân bay Quốc tế Đà Nẵng dự kiến được khánh thành vào ngày 25/12 tới. |
Ngày 21/11, Bộ
trưởng Đinh La Thăng đã ký văn bản tạm đình chỉ công tác đối với Giám
đốc điều hành Dự án cao tốc TP. HCM - Trung Lương do liên quan đến sự cố
hư hỏng mặt đường.
Ngay sau đấy, ngày 29/11,
Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu
Long (chủ đầu tư) đã ra quyết định cách chức Giám đốc điều hành Dự án
đối với ông Lã Chí Đức, khiển trách ông Đỗ Ngọc Dũng (Phó Tổng Giám đốc,
phụ trách dự án).
Tổng Công ty cũng nghiêm
khắc phê bình ông Nguyễn Huy Thao, Giám đốc Trung tâm quản lý tạm thời
đường cao tốc TP HCM - Trung Lương và khiển trách ông Lê Văn Ngoạn, Phó
giám đốc Trung tâm.
“Xiết” chất lượng xây dựng
Ngoài
vấn đề chậm tiến độ, các dự án giao thông còn gặp vấn đề về chất lượng.
Ngày 1/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký Quyết định Thành lập Đoàn công
tác kiểm tra chất lượng 5 dự án giao thông trọng điểm trên cả nước.
Năm công trình bị kiểm
tra gồm: Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc (Đại lộ Thăng
Long); Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Dự án Cầu Thanh Trì và
đoạn tuyến phía Nam vành đai 3 Hà Nội; Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long
và Dự án Đường ô tô cao tốc TP. HCM - Trung Lương.
Đoàn công tác sẽ tập
trung kiểm tra, xác định nguyên nhân, đề xuất các giải pháp xử lý, khắc
phục những tồn tại, khiếm khuyết tại 5 công trình, dự án trên, sau đó
báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT trước ngày 15/01/2012.
Người đứng đầu ngành giao
thông cho rằng, quá trình làm rõ vi phạm từng dự án, sẽ quy trách nhiệm
của từng người và xử lý đúng tội, không chỉ cấp dưới mà cán bộ cấp trên
vi phạm cũng sẽ xử lý nghiêm.
“Quan điểm của tôi là
phải xử lý thật nặng, thật nghiêm những vi phạm của các cá nhân và đơn
vị thực hiện Dự án, đây là việc làm cần thiết nhằm tạo lòng tin cho nhân
dân”, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.
Giải quyết ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông
Ngày sau khi lên nắm
quyền Bộ trưởng Bộ GTVT, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Đinh
La Thăng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao
thông tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, như: hạn chế xe cá nhân
(xe máy, xe ô tô và taxi), phân làn tách dòng phương tiện, cải thiện
chất lượng và khuyến khích người dân đi xe buýt…
Để vận động người dân đi xe buýt, ông Thăng hứa đi làm bằng xe buýt mỗi tuần một buổi, yêu cầu cán bộ Bộ mình cũng thực hiện.
Để
giảm ùn tắc giờ cao điểm ở Hà Nội và TP. HCM, Bộ GTVT cùng Hà Nội đã
trình Chính phủ phương án đổi giờ làm, giờ học, giờ kinh doanh; nghiên
cứu xây dựng cầu vượt kết cấu thép tại các nút giao thông quan trọng
thường xuyên xảy ra ùn tắc.
 |
Khẩu hiệu được treo trong khuôn viên Bộ GTVT. Ảnh GDVN. |
Cùng với ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông cũng đang là vấn nạn nhức nhối được ngành giao thông quan tâm giải quyết. Là
người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Thăng thừa nhận, tai nạn, ùn tắc giao
thông đã trở thành nỗi bức xúc. Thiệt hại về người và tài sản do tai nạn
giao thông gây ra "đang là một thảm họa và có thể coi là quốc nạn mà
chúng ta cần kiên quyết giảm thiểu".
Bộ GTVT đặt ra mục tiêu
năm 2012 sẽ giảm từ 5 - 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do
tai nạn giao thông. Giảm thiểu các vụ ùn tắc kéo dài trên 30 phút.
Một giải pháp cấp bách
được người đứng đầu ngành giao thông đưa ra là cần phải quy định trách
nhiệm cho lãnh đạo các cấp, cán bộ, công chức. Tịch thu phương tiện tham
gia đua xe trái phép, nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện xe cơ
giới…
Ngoài ra, vấn đề tái cơ cấu các doanh nghiệp trực thuộc Bộ GTVT cũng được Bộ trưởng Thăng đặc biệt quan tâm. Ông chỉ đạo: Cần phải tái cơ
cấu tổng thể doanh nghiệp nhà nước.
Nói về những việc đã làm
trong 4 tháng vừa qua, Bộ trưởng Thăng khẳng định "những gì tôi làm
không mới", nhưng những điều không mới đó của ông cũng đã khiến dư luận
thời gian qua sục sôi hy vọng. Đại biểu Dương Trung Quốc từng phát biểu:
"Tôi nghĩ rằng thay vì thái độ 'hãy đợi đấy', 'chờ xem sao',
chúng ta hãy ủng hộ những nhân tố mới thúc đẩy sự thay đổi".
|
(Theo vtc.vn)