Kỷ niệm 440 năm sinh Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ
Các
đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Định, huyện Hoài Nhơn,
lãnh đạo UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cùng hàng ngàn đồng bào, chiến
sỹ, cán bộ, học sinh, sinh viên và hậu duệ đời thứ 13 và 14 của cụ Đào
Duy Từ tại Bình Định, Thanh Hóa, Ban liên lạc họ Đào Việt Nam tại thành
phố Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu Trường PTTH Đào Duy Từ (thành phố Hồ Chí
Minh) đã về dự lễ.
Danh
nhân văn hóa Đào Duy Từ sinh năm 1572 tại phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa (tức
huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa ngày nay). Năm Ất Dậu 1627, Đào Duy Từ bỏ vào
xứ đàng trong, trú lại tại thôn Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn (tức thị trấn
Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định ngày nay) tìm đến Chúa Nguyễn Phúc
Nguyên và được chúa tin dùng. Trong 8 năm phò chúa Nguyễn, Đào Duy Từ
được xem là bậc danh tướng, mưu trí, văn võ song toàn.
Không
chỉ là dũng tướng, có tài thao lược vì quốc kế dân sinh, Đào Duy Từ còn
là một nhà Nho uyên thâm đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học
kinh điển. Trong đó có tác phẩm binh lược “Hổ trướng khu cơ” vẫn tồn tại
trọn vẹn đến ngày nay cùng hàng loạt các tác phẩm viết bằng chữ Nôm.
Ông còn được tôn là sư tổ của nghệ thuật tuồng, có công truyền dạy và
cách tân nghệ thuật tuồng thành nghệ thuật hát múa cung đình.
Đào
Duy Từ mất tháng Mười năm Giáp Tuất (1634) tại Kinh đô Huế, thọ 63
tuổi, được Chúa Nguyễn phong làm “Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến
Kim tử Vinh Lộc đại phu” và cho đưa về an táng, lập đền thờ tại thôn
Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn. Khu Đền thờ Đào Duy Từ được công nhận là Di
lích lịch sử cấp quốc gia ngày 15/10/1994.
Trọn
đời hiển hách, hết lòng vì sự nghiệp trị nước, an dân, Đào Duy Từ là
một trong những danh nhân văn hóa sáng ngời của dân tộc với giá trị nhân
văn còn lưu truyền mãi mãi.
Nhiều
hoạt động văn hóa, hát tuồng, tích về Đào Duy Từ, nhiều trò chơi dân
gian đã được tổ chức sôi động trong ngày kỷ niệm 440 năm ngày sinh Danh
nhân văn hóa Đào Duy Từ.
(Theo baotintuc.vn)