Để đạt được các mục tiêu trên, Hà Nội đang tập trung tháo gỡ khó khăn,
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tưng cường huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt,
thành phố phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế,
có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ mang lại giá trị cao. Chú
trọng xây dựng, phát triển đồng bộ và quản lý tốt các loại thị trường.
Phát triển ngành công nghiệp-xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng
hiệu quả và sức cạnh tranh. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp theo hướng ổn định vành đai xanh cho đô thị, tăng tỷ
trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Chú trọng vấn đề an
sinh xã hội, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Cùng với đó, Hà Nội sẽ
tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị, quan tâm cải
thiện chất lượng môi trường. Quan tâm củng cố, nâng cao tiềm lực quốc
phòng và an ninh. Mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại. Tiếp tục đẩy
mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng
cường thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo...

Bộ trưởng Bộ KH & ĐT Bùi Quang Vinh tại buổi làm việc với TP. Hà Nội
Nhằm giúp địa phương có cơ sở chuẩn hóa công tác lập, giao và theo dõi
đánh giá việc thực hiện kế hoạch chủ động, hiệu quả, Hà Nội đã đề nghị
Bộ KH&ĐT nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo, sớm triển khai Đề án Đổi
mới công tác kế hoạch ở các cấp, trước mắt là ban hành quy trình xây
dựng và giao kế hoạch kinh tế-xã hội và kế hoạch đấu tư hàng năm (ngắn
hạn) và trung hạn. Đồng thời, sớm trình Chính phủ ban hành Luật Đầu tư
công làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án đàu tư sử dụng vốn ngân
sách nhà nước... Bên cạnh đó, Hà Nội đề nghị Bộ KH&ĐT phối hợp với
các cơ quan liên quan hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định về kế hoạch
đầu tư trung hạn theo Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các
dự án dân sinh bức xúc, dự án trọng điểm, cấp bách có khả năng cân đối
nguồn vốn đầu tư, đề nghị Bộ trình Thủ tướng cho phép thành phố triển
khai thực hiện khi có đủ thủ tục. Đề nghị Bộ KH&ĐT sớm xem xét, tham
mưu cho chính phủ điều chỉnh các nghị định hướng dẫn thi hành các luật:
Doanh nghiệp, Đầu tư, Đấu thầu… theo hướng đồng bộ giữa các văn bản và
đơn giản hóa. Bộ KH&ĐT sớm có hướng dẫn sửa đổi về việc lựa chọn nhà
đầu tư dự án có sử dụng đất. Đồng thời Bộ nên nghiên cứu một số nội
dung trong Dự thảo Nghị định thay thế, điều chỉnh Nghị định số
108/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện Luật Đầu tư có liên quan đến
công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đặc biệt, Bộ KH&ĐT nghiên cứu,
hướng dẫn bổ sung về các nội dung liên quan đến các dự án đầu tư theo
hình thức BOT,BT,BTO...
Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án đầu tư, thành
phố Hà Nội đề nghị Bộ KH&ĐT quan tâm tăng nguồn kinh phí Trung ương
hỗ trợ cho thành phố hàng năm để thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về phát
triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là cho phát triển hệ
thống giao thông, trong đó nhu cầu vốn cho 2 dự án lớn: xây dựng cầu
Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và Cải tao, nâng cấp quốc lộ 1A lên tới trên 3.300
tỉ đồng. Trong năm 2013, đề nghị Bộ KH&ĐT báo cáo Chính phủ hỗ trợ
Hà Nội 1.050 tỉ đồng để triển khai hai dự án này…

Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là một dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội đang được đầu tư lớn
Hiện trên địa bàn Hà Nội có nhiều Dự án giao thông trọng điểm quốc gia
đang triển khai (các đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên,
Hà Nội-Hải Phòng) với nhu cầu tái định cư rất lớn. Hiện ngân sách Hà Nội
không đủ khả năng cân đối đề ứng trước cho cácd dự án xây dựng các khu
tái định cư phục vụ GPMB các dự án này dẫn đến việc chậm trễ tróng công
tác GPMB theo yêu cầu của Bộ GTVT. Đề nghị Bộ KH&ĐT báo cáo Chính
phủ hỗ trợ Hà nội 1.176 tỉ đồng để triển khai các dự án xây dựng các khu
tái định cư phục vụ các dự án đầu tư của quốc gia trên địa bàn.
Ngoài ra, đề nghị bố trí vốn Trung ương cho các dự án về phòng chống
biến đổi khí hậu, tu bổ đê kè của Thành phố. Cụ thể, dự án Cụm công
trình đầu mối Liên Mạc với tổng mức đầu tư của dự án hơn 4 ngàn tỷ đồng,
trong đó nhu cầu vốn trong kế hoạch năm 2013 là 400 tỉ đồng. Đối với dự
án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được tiếp nhận từ Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có tổng mức đầu tư 7.464.233 triệu đồng, nhu cầu vốn
trong kế hoạch 2013 là 400 tỉ đồng. Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống
trạm bơm tiêu Đông Mỹ, huyện Thanh Trì với tổng mức đầu tư của dự án là
2.344.904 triệu đồng. Nhu cầu vốn trong kế hoạch năm 2013 là 200 tỉ
đồng. Các dự án kè chống sạt lở bỏ sông bảo vệ Thủ đô Hà Nội cũng đã
được thành phố lập dự án như Dự án kè chống sạt lở bờ sông Hồng, sông
Đuống tại 9 khu vực với chièu dài 14,759km, kinh phí đầu tư 662 tỉ đồng.
Nhu cầu vốn trong kế hoạch năm 2013 là 250 tỉ đồng. Dự án Nâng cấp đê
hữu Hồng kết hợp giao thông có quy mô thực hiện với chiều dài khoảng
20km, tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.000 tỉ đồng. Nhu cầu vốn trong kế
hoạch năm 2013 là 700 tỉ đồng. Trong năm 2013, dự kiến nhu câu vốn cho
các dự án chống biên đối khí hậu nâng cấp đê kè của thành phố là 1.650
tỉ đông, đề nghị Bộ KH&ĐT quan tâm hỗ trợ Hà Nội…
Về cơ chế quản lý, điều hành, đề nghị Bộ KH&ĐT trình chính phủ sớm
thành lập Tổ công tác thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW do một Phó Thủ
tướng làm Tổ trường và Bộ trưởng KH&ĐT làm Tổ phó để chủ trì trong
việc nghiên cứu đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển
kinh tế Thủ đô theo nhiệm vụ được giao. Đề nghị Bộ KH&ĐT tham mưu
cho Chính phủ tiếp tục mở rộng phân cấp cho thành phố Hà Nội được quản
lý và tự chủ về tài chính, đất đai, nguồn nhân lực, hành chính,… theo mô
hình chính quyền đô thị. Đồng thời, tăng thẩm quyền cho thành phố khi
quyết định việc cấp mới…
Sau khi nghe những kiến nghị của Hà Nội và ý kiến đóng góp của các bộ
phận chuyên môn, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT Bùi Quang Vinh đã đánh giá cao
bản báo cáo sâu sắc, cụ thể, xuất phát từ thực tiễn của địa phương và
được chuẩn bị công phu của Hà Nội, đồng thời khẳng định Bộ KH& ĐT
luôn quan tâm và có trách nhiệm cao với Thủ đô. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
cũng đề cao kết quả thực hiện 7 tháng đầu năm 2012 cùng những thành
tích tăng trưởng của Hà Nội, góp phần quan trọng trong việc bình ổn kinh
tế Vĩ mô, xứng đáng đứng trong Top dẫn đầu của cả nước. Tuy nhiên, hiện
Hà Nội vẫn đang còn gặp khó khăn (tín dụng âm 0,7%, nhập siêu bằng 0…).
Về cơ bản Bộ KH & ĐT đồng ý với những đề xuất của Hà Nội, nhưng sẽ
cùng Hà Nội rà soát từng vấn đề cụ thể để có kế hoạch đầu tư, bố trí
nguồn lực cho Hà Nội năm 2013 và KH cho 3 năm 2013 – 2015. Về kế hoạch
đầu tư phát triển và Chương trình mục tiêu quốc gia (2013 – 2015), Bộ
trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định sẽ sớm giao hết cho địa phương, công
khai minh bạch nguồn ngân sách này cho các địa phương biết để các tỉnh,
thành chủ động sử dụng không phải xin xỏ nhiều lần. Để có khung pháp lý
thuận lợi, thông thoáng, dễ thực hiện, tạo điều kiện cho DN, Bộ KH
&ĐT đang nghiên cứu sửa đổi một loạt luật, lệ như luật đấu thầu, đầu
tư công… một cách hoàn chỉnh nhất, tạo mọi điều kiện để Hà Nội phát
triển...
Thay mặt Thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã cảm ơn sự
quan tâm, giúp đỡ của Bộ KH & ĐT, cũng như có những ý kiến đóng góp
xây dựng, động viên Hà Nội trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế - xã
hội ở Thủ đô; đặc biệt là những ý kiến về việc thực hiện và hoàn thành
mục tiêu, định hướng cho Hà Nội trong năm 2013 và kế hoạch 3 năm (2013 –
2015). Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, Chủ tịch
Nguyễn Thế Thảo cho rằng, Hà Nội đang cố gắng phát triển kinh tế và hết
sức nghiêm túc bám sát các chủ trương của Trung ương. Tuy nhiên, kết quả
chưa được như mong muốn, không đạt dự toán kế hoạch. Đầu tư xã hội giảm
không phải do đầu tư công giảm mà do khách quan của nền kinh tế do thắt
chặt tín dụng. Dự báo trong thời gian tới tình hình có thể sáng sủa
hơn, phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung và hiện trong chính sách của
chính phủ đã có tín hiệu gỡ một số nút thắt khó khăn của nền kinh tế…
Năm 2013 Hà Nội sẽ cố gắng phấn đấu mục tiêu tăng trưởng từ 10 – 12%
(tăng khoảng 1,5 lần so với mục tiêu chung của cả nước), đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội. Hà Nội sẽ tiếp tục tháo gỡ
khó khăn cho các DN, chia sẽ gánh nặng với DN trong nghĩa vụ thuế đúng
nghị quyết 13. Đặc biệt là việc can thiệp lãi suất tín dụng để cứu DN,
nhưng không để nợ xấu cho ngân hàng…
Cũng tại buổi làm việc với Bộ KH & ĐT Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn
Thế Thảo đã đề nghị phối hợp với Bộ thành lập tổ công tác (do một thứ
trưởng và một Phó chủ tịch của Hà Nội) điều hành nhằm giúp Hà Nội đủ
nguồn vốn, đầu tư có hiệu quả trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội.