Bút tích 'độc nhất vô nhị' 10 đời vua triều Nguyễn
Sau kho tài liệu Mộc bản triều Nguyễn
quý giá đã được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương
trình Ký ức thế giới của UNESCO, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn
thư lưu trữ nhà nước đang tiến hành các thủ tục cần thiết để có thể
trình UNESCO công nhận Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới.
Theo ông Hà Văn Huề, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc
gia I, ở các nước vốn được khẳng định là có bề dày lịch sử, văn hóa như
Nhật Bản, Hàn Quốc… không có Châu bản. Đời nhà Thanh (Trung Quốc) chỉ
lác đác có một số bản, không xuyên suốt chiều dài qua 10 đời Vua như ở Việt Nam. Nên có thể khẳng định, Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam gần như độc nhất vô nhị trên thế giới.
 |
Triển lãm
trưng bày 128 phiên bản tài liệu của 10 vị Vua thuộc khối Châu bản triều
Nguyễn, có niên đại từ Gia Long đến Bảo Đại (1802-1945), giới thiệu tới
công chúng các hình thức ngự phê của vua triều Nguyễn, cung cấp thêm
những thông tin về tư tưởng chỉ đạo của nhà vua trên văn bản cũng như
cách thức phê duyệt trong chế độ văn thư triều Nguyễn..
|
 |
Tài liệu triển
lãm được chia làm 10 phần, gồm ngự phê của các vua: Gia Long, Minh
Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân,
Khải Định, Bảo Đại. Theo các chuyên gia, bộ tư liệu quý này có nhiều
triển vọng để xin được công nhận danh hiệu Di sản tư liệu thế giới của
UNESCO.
|
 |
Bản tấu của Viện Cơ mật về việc xin thưởng tiền vàng cho Bố Chính tỉnh Bình Thuận, ngày 3/12 năm Khải Định (1917).
|
 |
Bộ Lễ tấu xin chép lại sách Thiên Gia Quý, ngày 2/10 năm Thành Thái thứ 18 (1906).
|
 |
Châu bản là
các văn bản hành chính của triều Nguyễn do các cơ quan hành chính triều
Nguyễn từ Trung ương đến địa phương soạn thảo thông qua nhà Vua “ngự
lãm” hay “ngự phê” bằng mực màu son để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết
các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội…
dưới thời nhà Nguyễn. Châu bản thường có các hình thức châu điểm, châu
phê, châu khuyên, châu mạt, châu sổ, châu cải.
|
 |
Những tài
liệu này mang đến cho người xem cái nhìn sâu hơn về nhiều lĩnh vực trong
đời sống xã hội dưới thời nhà Nguyễn. Đây gần như là báu vật độc nhất
vô nhị trong khu vực. Nhật Bản, Hàn Quốc không có Châu bản. Đời nhà
Thanh (Trung Quốc) chỉ lác đác, không xuyên suốt chiều dài qua 10 đời
như ở Việt Nam. Nên có thể khẳng định, Châu bản triều Nguyễn của Việt
Nam gần như độc nhất vô nhị trên thế giới.
|
 |
Viện Cơ Mật tấu về việc bổ sung quan lai, ngày 9/8 năm Tự Đức 23 (1870).
|
 |
Thái tử Thiếu
Bảo Hiệp tá Đại học sĩ Mỹ hoàng tử Hoàng Côn tấu trình các việc thực
hiện giải quyết khó khăn cho dân, tháng 11 năm Khải Định 2 (1917).
|
 |
Tôn Thất Bá tấu hỏi về nhung y nhà vua ban tặng có phải nộp trả không, ngày 12/8 năm Đồng Khánh (1885).
|
 |
Nổi bật trong
đó là nội dung ngự phê của Vua Gia Long (thời gian ngự trị 1802 - 1820)
trong Châu bản chú trọng đến việc học hành thi cử tuyển chọn nhân tài.
Ông cho thành lập Quốc Tử Giám ở Phú Xuân để dạy con quan, tổ chức thi
Hương, lấy đạo Nho làm quốc giáo làm nền tảng cho chế độ Trung ương tập
quyền. Đất nước dần yên ổn, dân chúng được hưởng cảnh sống thanh bình.
|
 |
Phủ Tôn Nhân tấu việc xét lương bổng, ngày 19/9 năm Đồng Khánh 1 (1885).
|
 |
Viện Cơ Mật tấu báo thay Công sứ Đà Nẵng, ngày 28/3 năm Bảo Đại 8 (1933).
|
(Theo news.zing.vn)