Thứ hai, 03/09/2012 09:51
Giá hàng hoá tháng 9 bắt đầu tăng
Cùng với sự biến động mạnh của thế giới, hàng loạt mặt hàng thiết yếu trong nước như gas, xăng dầu… lại đang biến động mạnh kể từ đầu tháng 9 này.
Mặt hàng
được nhắc đến đầu tiên trong đợt tăng giá lần này là gas. Theo đó, kể từ
ngày 1/9 giá bán lẻ gas trong nước đã chính thức được các doanh nghiệp
điều chỉnh mạnh tới 51 nghìn đồng/bình 12kg, lên mức 418 - 420 nghìn
đồng/bình 12kg (tùy từng hãng).
Giải
thích về động thái tăng giá này, các doanh nghiệp kinh doanh gas cho
biết, việc điều chỉnh giá bán lẻ gas trong nước lần này là do giá gas
nhập khẩu trên thế giới công bố đã tiếp tục tăng mạnh thêm 175 USD/tấn
so với tháng 8, lên mức 950 USD/tấn. Với mức giá công bố này, sau khi
tính toán và trừ đi các khoản chi phí công ty đã đi đến quyết định mức
điều chỉnh như trên.
Cùng với
việc biến động của giá gas, giá cước vận tải của một số hãng taxi chưa
tăng hồi tháng 8, cũng đang nhấp nhổm tăng thêm khoảng 1.000 đồng/km sau
khi giá xăng liên tiếp tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Đợt tăng giá
xăng gần đây nhất là ngày với mức 650 đồng/lít.
 |
Nhiều hàng hóa lại đang có xu hướng tăng kể từ đầu tháng 9 |
Theo
đại diện của hãng taxi Mai Linh, xăng dầu là một nhiên liệu đóng vai
trò quyết định mọi hoạt động kinh doanh của hãng. Chính vì vậy, mọi biến
động về giá xăng dầu đều ảnh hưởng mạnh tới giá cước taxi. Nếu khi mặt
hàng này biến động quá mạnh thì buộc doanh nghiệp phải tính đến phương
án tăng giá, nếu không điều chỉnh thì doanh nghiệp sẽ thua lỗ nặng.
Cùng
với những mặt hàng trên, thực phẩm cũng là một mặt hàng bị đã đội giá
mạnh trong thời gian, do chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố như xăng,
dầu, gas.
Theo đó, giá rau
xanh những ngày gần đây không ngừng biến động mạnh. Cụ thể, mỗi mớ rau
muống có giá 7- 8 nghìn đồng (tăng khoảng 2 nghìn đồng so với một tuần
trước đây); xà lách 9 nghìn đồng/lạng (tăng khoảng 2- 3 nghìn
đồng/lạng); cà chua tăng lên 15 nghìn đồng/kg…
Chị
Hiệp, chủ cửa hàng rau xanh tại chợ Trương Định cho biết, trong vài
ngày trở lại đây sau khi tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm 650
đồng/lít, thì giá cước vận chuyển đã lập tức được tăng thêm 5 – 10% so
với mức cũ. Chính vì điều này đã khiến các cửa hàng buộc phải tính vào
giá thành, tránh trường hợp thua lỗ.
Ngoài
ra, cũng theo chị Hiệp, ngoài yếu tố xăng dầu, việc giá cả rau liên tục
tăng vừa qua cũng do chịu ảnh hưởng trực tiếp của những trận mưa lớn
vừa qua, khiến nhiều chủ vườn mất trắng vì ngập úng và hư hỏng. Chưa
dừng lại đó, theo các chủ buôn rau xanh, với chiều hướng như hiện nay
khả năng sắp tới giá mặt hàng này sẽ còn tiếp tục tăng do đang trong mùa
mưa bão.
Trong khi đó, đối
với giá lúa gạo nhiều doanh nghiệp cũng dự báo có khả năng sẽ tăng nhẹ
trong thời gian tới, do nguồn cung đang chững lại trong khi nhu cầu cho
xuất khẩu có dấu hiệu tăng. Theo một số nông dân, hiện giá thóc đã bắt
đầu tăng lên khoảng 100 nghìn đồng/tạ so với hiện tại.
Cùng với những mặt hàng đang có xu hướng tăng lên, trong thời gian tới nhiều mặt hàng cũng được nhận định sẽ giữ ở mức ổn định.
Điển
hình như nhóm mặt hàng xây dựng, bởi theo Hiệp hội Thép và Tổng Công ty
Thép Việt Nam, tháng 9 chưa phải là mùa xây dựng nên lượng tiêu thụ các
mặt hàng như sắt, thép, xi măng vẫn chậm, nên giá cả không thể biến
động mạnh. Hiện tại, giá thép bán lẻ tại các địa phương ổn định và phổ
biến ở mức 17,4 - 18 triệu đồng/tấn.
Ngoài
ra, giá phân bón, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng được dự báo tiếp
tục ổn định trong tháng 9. Bởi theo các chuyên gia, nhu cầu sử dụng phân
bón vẫn đang trong giai đoạn thấp nên khối lượng tiêu thụ không nhiều.
Ngoài ra, thời điểm này hiện cũng đang là mùa mưa bão nên nhu cầu phân
bón cũng chưa tăng mạnh.
Trong khi đó, giá muối và giá sữa cũng
được dự báo tiếp tục ổn định. Còn giá đường trong tháng 9 có xu hướng
giảm, so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, nguồn cung của mặt hàng này
vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong tháng 9 và tháng 10.
(Theo VnMedia.vn)
|