 |
Ảnh minh họa |
Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách 2012
Theo Chỉ thị của Thủ tường Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2012, các
Bộ, cơ quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát tình
hình thực tế, chủ động có giải pháp phù hợp trong chỉ đạo điều hành để
phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2012 đã
được phê duyệt.
Thủ
tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương phải tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước, bảo
đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả; nghiêm túc thực hiện chủ trương
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên; rà soát, sắp
xếp lại, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa
thực sự cấp thiết; tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, xăng dầu, hội
nghị, đi công tác trong và ngoài nước...
Thủ
tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
phải căn cứ khả năng thu để chủ động tổ chức điều hành chi ngân sách
địa phương.
Các địa
phương chủ động dành nguồn từ ngân sách địa phương và sử dụng dự phòng
ngân sách địa phương để tập trung cho các nhiệm vụ chi phòng chống, khắc
phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... hạn chế tối đa đề nghị Trung ương
hỗ trợ, ứng vốn, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ quyết
định.
Thủ
tướng Chính phủ lưu ý trường hợp ngân sách địa phương trong quá trình
điều hành bị thiếu hụt tạm thời do nguồn thu chưa tập trung kịp, sau khi
đã chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của địa phương mà vẫn không
đáp ứng các nhu cầu chi, địa phương có báo cáo về Bộ Tài chính để xử
lý.
Lập ngay đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh
Để ngăn chặn nguy cơ dịch cúm A (H5N1) ở người, bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc bệnh và người bệnh tử vong, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu
cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập
ngay các đoàn liên ngành để kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại
các quận, huyện, xã, phường.
Đồng
thời, chỉ đạo tăng cường kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh tại các
cụm dân cư, hộ gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo, các điểm giết mổ, vận
chuyển, buôn bán, chăn nuôi gia cầm.
Cùng
với đó, đẩy mạnh vận động việc thực hiện rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh
môi trường loại bỏ lăng quăng, bọ gậy, kết hợp phát động phong trào vệ
sinh yêu nước tới tận các quận, huyện, xã, phường, thôn, bản, xóm, ấp,
nóc và các điểm dân cư tập trung.
UBND
các tỉnh, thành phố tăng cường công tác truyền thông trực tiếp tại cộng
đồng thông qua đội ngũ y tế thôn bản, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên,
cựu chiến binh, hướng dẫn cho gia đình thực hiện các biện pháp vệ sinh
phòng bệnh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
3 loại giấy phép xây dựng
Theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP
về cấp giấy phép xây dựng vừa được Chính phủ ban hành, giấy phép xây
dựng bao gồm 3 loại: Xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo; di dời công trình.
Đối
với công trình cấp I, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có
thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Đối
với công trình không theo tuyến, chỉ được cấp giấy phép xây dựng tối đa 2
giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm (nếu có) và
giai đoạn xây dựng phần thân của công trình.
Đối
với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị để được xem
xét cấp giấy phép xây dựng cho một hoặc tất cả các công trình thuộc dự
án.
Nghị
định nêu rõ, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải
có giấy phép xây dựng, trừ một số trường hợp như: xây dựng công trình bí
mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi
công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của
Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng; công trình xây dựng theo tuyến
không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt...
Biếu, tặng cho, trao đổi tài sản nhà nước không đúng quy định phạt từ 5-50 triệu đồng
Theo Nghị định 66/2012/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phạt
tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài
sản nhà nước không đúng quy định có giá trị dưới 100 triệu đồng. Trường
hợp tài sản là xe ô tô, tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì
mức phạt là 10-20 triệu đồng. Nếu tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở
hoạt động sự nghiệp thì mức phạt là 30-50 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp thu hồi đối với tài sản biếu, tặng cho, trao đổi không đúng quy định.
Chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết trên 1.000 di tích quốc gia
Đây là một trong những mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, sẽ hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể cho khoảng 300 di tích,
khu di tích được công nhận di tích quốc gia và di tích đặc biệt quan
trọng.
Tiếp
tục đầu tư triển khai các dự án tu bổ di tích quốc gia đặc biệt và cấp
quốc gia đang đầu tư dở dang trong những năm qua. Mỗi năm, đầu tư tu bổ
tổng thể cho 60 - 90 di tích, hỗ trợ chống xuống cấp cho 300 - 400 di
tích.
Bên
cạnh đó, hỗ trợ các bảo tàng tỉnh, thành phố mua từ 10 - 30 hiện vật
mỗi năm để xây dựng sưu tập phù hợp với loại hình và nhiệm vụ của bảo
tàng.
Khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở 47 làng nghề
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai
đoạn 2012 - 2015 với mục tiêu phải khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi
trường đối với 47 làng nghề đang bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm
trọng.
Cũng
trong phạm vi hoạt động của Chương trình trên, sẽ tiến hành cải thiện
và phục hồi môi trường đối với 100 khu vực bị ô nhiễm môi trường đặc
biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra.
Đồng
thời, phấn đấu triển khai thực hiện các dự án thu gom, xử lý nước thải
từ các đô thị loại II trở lên, xả trực tiếp ra 3 lưu vực sông Nhuệ -
sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.
Tăng 5-10% tỷ lệ bệnh nhân ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm
Được thực hiện từ năm 2012 đến 2015, Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có
phạm vi thực hiện ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, mục tiêu hình
thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ trung ương đến cơ sở.
Với bệnh ung thư, Chương trình đặt mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư.
Đồng
thời, tăng 5-10% tỷ lệ bệnh nhân ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm
đồng thời giảm tỷ lệ tử vong của một số loại ung thư: Vú, cổ tử cung,
khoang miệng, đại trực tràng.
Đối
với bệnh tăng huyết áp, nâng cao nhận thức của nhân dân về dự phòng và
kiểm soát bệnh, phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân hiểu đúng về bệnh và
các biện pháp phòng, chống bệnh tăng huyết áp.
Đồng
thời, tăng cường sàng lọc tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm những người
tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Hoàn thiện mạng lưới điều trị
phấn đấu đến năm 2015, 100% bệnh viện tuyến tỉnh có khoa Nội tiết.
Hỗ trợ tạo việc làm cho 0,7-0,8 triệu lao động
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ hỗ trợ tạo việc làm cho 0,7-0,8 triệu lao động thông qua các dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Chương
trình trên đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm,
tăng cường xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng
yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất
là ở khu vực nông thôn giai đoạn 2012-2015.
Cụ
thể, hỗ trợ phát triển đồng bộ 130 nghề trọng điểm ở cấp độ quốc gia,
khu vực và quốc tế, hình thành 26 trường chất lượng cao trong đó 5
trường đạt đẳng cấp quốc tế; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề đạt 40% vào năm 2015.
Nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm lên khoảng 30%.
Xây mới 41 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, 7 trường cấp tỉnh
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 – 2015 với tổng kinh phí thực hiện là 15.200 tỷ đồng.
Chương
trình sẽ hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó
khăn. Cụ thể, hỗ trợ xây dựng bổ sung 300 phòng học, 750 phòng học bộ
môn, 100 phòng thư viện, 150 nhà tập đa năng, 2.200 phòng ở nội trú cho
học sinh... cho 223 trường phổ thông dân tộc nội trú. Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 41 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, 7 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh...
Dân số không quá 93 triệu người vào năm 2015
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai
đoạn 2012 – 2015 nhằm chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý để quy mô
dân số sớm ổn định trong khoảng 115 – 120 triệu người vào giữa thế kỷ
XXI.
Cụ
thể là phấn đấu tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ) từ 2,0 con năm 2010 giảm xuống còn 1,9 con
vào năm 2015).
Quy
mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015; tốc độ tăng dân
số ở mức khoảng 1% vào năm 2015; giảm tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính
khi sinh, để đến năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113…
Ngăn chặn đầu cơ, găm xăng dầu
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu
Bộ Công Thương chủ trì, tổng hợp tình hình vi phạm về đầu cơ găm hàng,
ngừng bán hàng không có lý do chính đáng trong kinh doanh xăng dầu thời
gian vừa qua, nhất là trong 2 lần tăng giá gần đây.
Phó
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương làm rõ nguyên nhân, bất cập trong
công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh
xăng dầu. Trên
cơ sở đó, Bộ Công Thương kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ những giải
pháp hiệu quả để kiên quyết ngăn chặn tình trạng này không để tái diễn
phức tạp.
Đồng thời, Bộ Công Thương phải thực hiện nghiêm túc việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chỉ thị 4/CT-TTg
ngày 20/1/2012 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng.
Theo hạn định, trước 10/9 Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ các công việc nêu trên.
10 địa phương phải giải quyết dứt điểm mặt bằng cho 3 dự án cao tốc
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu
Chủ tịch UBND 10 tỉnh, thành phố chỉ đạo giải quyết dứt điểm công tác
giải phóng mặt bằng những vị trí còn tồn tại và di dời các công trình
công cộng nhằm thúc đẩy tiến độ 3 dự án đường cao tốc trọng điểm Nội Bài
- Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
10
tỉnh, thành phố trên gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Yên Bái, Lào Cai, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai.