Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 21/09/2012 04:20
Khi giao thông “khát” văn hóa
Giải pháp nào cho việc giảm ùn tắc, TNGT một cách bền vững tại Việt Nam khi cơ sở hạ tầng, luật pháp, công tác quy hoạch, quản lý, điều hành giao thông đến ý thức người tham gia giao thông đều còn tồn tại nhiều bất cập.
Chưa bao giờ giao thông Việt Nam lại "khát" văn hóa như lúc này. Cuốn sách "Văn hóa giao thông" - NXB Hà Nội phát hành năm 2012 do TS Phạm Ngọc Trung chủ biên được coi là cẩm nang cho vấn đề này. 

Hiểu đúng - làm đúng


Có lẽ, tình trạng ùn tắc và TNGT sẽ giảm nếu người dân ai cũng có thói quen nhường nhịn khi ra đường hay nói cách khác đó là "văn hóa giao thông". Trong cuốn sách này, TS Phạm Ngọc Trung đã đưa ra rất nhiều ý kiến xung quanh khái niệm "Văn hóa giao thông". Theo Ủy ban ATGT Quốc gia: "Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông".

 

Vi phạm an toàn giao thông đường sắt trên cầu Long Biên.

Cuốn sách "Văn hoá giao thông" tập hợp được nhiều ý kiến đóng góp, cũng như nhận định về văn hoá giao thông hiện nay của các nhà khoa học. GS.VS Hồ Sĩ Vịnh cho rằng: "Văn hoá giao thông là một thành tố của lối sống đô thị, của văn hoá thẩm mỹ, là gương mặt của đô thị. Khi ta nói người Hà Nội văn minh thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với khách công vụ hay khách du lịch là văn hoá giao thông". Riêng TS Phạm Ngọc Trung nhấn mạnh: "Văn hoá giao thông cần được hiểu là: Sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo lập nên một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả".
 
Có thể thấy, vấn đề có văn hóa khi tham gia giao thông đơn giản là người dân hiểu, nắm rõ và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Ứng xử văn minh, lịch sự, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi lưu thông trên đường, khi xảy ra va chạm... Văn hóa giao thông phải được nhìn nhận từ hai phía, người tham gia giao thông và các lực lượng chức năng quản lý giao thông... 

Giải bài toán văn hóa giao thông 


Nâng cao ý thức người tham gia giao thông là đáp án quan trọng nhất của bài toán văn hóa giao thông. Người tham gia không chỉ nắm và hiểu rõ luật mà còn phải tự thay đổi nhận thức, lối sống tùy tiện. Để có được ý thức tốt khi tham gia giao thông, phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, góp ý kịp thời cho người dân để tránh những hành vi không hay khi va chạm. Bên cạnh đó, đề cao tinh thần ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng làm công tác quản lý giao thông.Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần cung cấp thông tin, tài liệu để người dân nhận thức đầy đủ về văn hóa giao thông, trách nhiệm với chính mình và cộng đồng. Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức xử lý ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, va chạm, TNGT cho người dân. Giáo dục, tuyên truyền  ATGT, văn hóa giao thông ở mọi lứa tuổi, cấp học, nhất là lứa tuổi HSSV. Đưa giáo trình giao thông vào giảng dạy thường xuyên. Người lớn làm gương cho trẻ nhỏ, thầy cô làm gương cho học trò. Tạo nhiều diễn đàn xung quanh vấn đề ATGT, lắng nghe và thu nhận tiếng nói, tâm tư nguyện vọng của thế hệ trẻ sẽ giúp các em dễ tiếp nhận và thay đổi chính hành vi của mình khi tham gia giao thông.

Thực tế tại Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn nói chung vẫn còn nhiều người thiếu hiểu biết về pháp luật khi tham gia giao thông. Nhiều người vì miếng cơm, manh áo còn bất chấp an toàn tính mạng của mình và cộng đồng. Trong cuốn sách, thạc sĩ Vũ Thị Thu Trang đã có ý tưởng về cải thiện kiến thức giao thông an toàn cũng như hỗ trợ mọi mặt khi tham gia giao thông cho người thu nhập thấp, người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đây là biện pháp hay giảm thiểu UTGT.

Tuy nhiên, xây dựng văn hóa giao thông phải nói đến việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, đèn chiếu sáng, biển báo... đạt chuẩn quốc tế, đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường hiện đại. Tổ chức hài hòa mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, nhằm phát huy tối đa nguồn lực giao thông đô thị. Tăng cường hợp tác phối hợp giữa ban ngành liên quan để quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý. Bên cạnh đó, đồng bộ hóa công tác quản lý, điều hành, rà soát lại toàn bộ các văn bản luật pháp, kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng một hành lang ATGT, thuận tiện giao thương trong và ngoài nước.

Cuốn sách "Văn hóa giao thông" gồm 23 tham luận của các nhà khoa học, giảng viên về vấn đề giao thông hiện nay. Đặc biệt, cuốn sách đã mang đến một góc nhìn toàn cảnh về vấn đề văn hóa giao thông Việt Nam như: Văn hóa giao thông nông thôn; Văn hóa ứng xử của người tham gia giao thông; Văn hóa giao thông qua cách nhìn của người nước ngoài; Văn hóa giao thông khu đô thị mới Hà Nội, vỉa hè, xe buýt... Cuốn sách còn đề xuất một số giải phát thiết thực giải quyết tình trạng ùn tắc và TNGT...  
 



(Theo ktdt.com.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)