Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ bảy, 22/09/2012 07:56
Bảo tồn di tích cần khoa học
Mới đây, khi thăm chùa Vĩnh Nghiêm (còn gọi là chùa Đức La, ở thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang), được Đại đức Thích Thanh Vịnh đưa đi xem các mộc bản kinh Phật - được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới - đựng trong các kệ tủ trong các gian thờ tượng Phật, tôi đã băn khoăn về việc bảo quản các mộc bản kinh quý giá này.

Bảo tồn di tích cần khoa học

Không khí trong chùa khá ẩm thấp và vào mùa mưa lạnh, lại không có một chế độ bảo quản riêng cho các tủ đựng kinh, thì theo thời gian tất yếu sẽ hư hại... Cũng không có một hệ thống báo động riêng để đề phòng bị trộm cắp.

Ở một ngôi chùa khác cũng nằm tại Bắc Giang, nhà sư trụ trì nói với tôi là chùa này có nhiều mộc bản kinh Phật chẳng kém gì chùa Vĩnh Nghiêm, nhưng chẳng tội gì khoe ra, đông người về xem, chỉ tổ rắc rối. Lo vừa không giữ được mộc bản kinh, vừa gây vọng động quá mức.

Chợt nhớ, khi đến thăm cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) trò chuyện với cô Phó ban quản lý di tích cố đô Trần Thị Lệ, cô bảo mơ ước chỉ là có được một đội ngũ chuyên nghiệp, cũng như một số thiết bị công nghệ cao để làm vệ sinh di tích. Những việc vệ sinh đang làm chỉ là thủ công và bề ngoài, không thể làm sạch đúng nghĩa hiện vật. Người làm cũng không hiểu biết nhiều về ý nghĩa của việc làm vệ sinh. Vì thế, hiện vật vẫn mau chóng bị hư hại do nhiều sự tác động bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn, khói hương, hơi người….

Quả thực, đến thăm nhiều chùa xếp hạng di tích quốc gia, thấy rõ việc thiếu tư duy và bàn tay khoa học trong việc bảo vệ, bảo tồn di tích - điều chỉ có ở những chuyên gia, chuyên viên được đào tạo bài bản về chuyên ngành này. Ngay như việc nhỏ nhất là quét dọn, lau chùi các tượng Phật, cũng không thể làm qua loa, đại khái và theo kiểu quét dọn vệ sinh nhà cửa được. “Lễ mộc dục” (tắm tượng) khởi đầu cho nhiều lễ hội nông nghiệp của ta đều được tiến hành rất trang trọng, mang tính nghi lễ. Việc khống chế số người vào thăm di tích cũng phải được tính đến, bởi lẽ đã có quan niệm sai lầm là càng đông càng vui, càng bán được nhiều vé. Thực ra, nếu quá đông người vào sẽ gây tiếng động vượt ngưỡng, làm hư hại di tích.

Thực tế đã có bao nhiêu bài học về trùng tu, tôn tạo di tích, mà bài học đắt giá chùa Trăm Gian là hậu quả nhỡn tiền. Nhưng với việc bảo tồn di tích còn thiếu khoa học như hiện nay thì sự xuống cấp của các di tích càng tăng theo cấp số nhân. Khi đó, với lượng người ít, không giám sát được, ai dám đoan chắc không tiếp tục xảy ra những sự việc “Trăm gian” mới?



(Theo laodong.com.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)