
Trong
bản góp ý với Bộ Giao thông về Đề án hạn chế phương tiện cá nhân, Bộ
Xây dựng đã đề xuất thêm một số điểm mới, trong đó nổi bật nhất là tăng
thuế, phí phương tiện. Ví dụ: Phí môi trường; cấp hạn mức đăng ký mới
đối với phương tiện cá nhân; đấu giá và nộp tiền lưu hành xe; chứng minh
có chỗ đỗ xe con... Quan điểm của bà như thế nào về những điểm mới này?
Theo
tôi, một hạn chế vẫn đang tồn tại là tổng chi phí người dân phải nộp
vào ngân sách Nhà nước liên quan đến sở hữu ô tô ở nước ta quá cao. Điều
này vẫn đang gây nhiều phản ứng tiêu cực và gây khó khăn cho người dân.
Chính vì vậy, việc tăng thuế và thu thêm các loại phí tại thời điểm này
hoàn toàn không hợp lý.
Cũng theo bản góp ý của Bộ Xây dựng, Bộ này đề nghị Bộ Giao thông cần
phân định rạch ròi loại phương tiện nào là phương tiện cá nhân cần hạn
chế, phương tiện nào là phương tiện vận tải hành khách công cộng cần
phát triển. Qua đó, điều chỉnh mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân đến
năm 2020 về cùng tiêu chí giữa loại xe con và taxi; xe gắn máy và xe
đạp; xe buýt và xe khách; xe buýt thường và xe buýt nhanh; đường sắt đô
thị; các loại phương tiện khác của các thành phố.
Nhà
nước có trách nhiệm nâng cấp hạ tầng cơ sở và bảo đảm quyền tiếp cận,
sử dụng dịch vụ xã hội có chất lượng cho người dân. Riêng hệ thống giao
thông ở nước ta, cả chất lượng cầu đường và dịch vụ giao thông công
cộng, cách tổ chức mạng lưới phương tiện giao thông đều kém phát triển,
không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong điều kiện đó, người dân
phải tự lo cho mình là lẽ đương nhiên. Hơn nữa, ô tô là phương tiện tiến
bộ tiện ích nhất hiện nay. Sở hữu phương tiện như vậy không chỉ đáp ứng
nhu cầu thực tế mà còn là nỗ lực tiếp cận đời sống hiện đại của nhiều
gia đình. Và cái quyền và nhu cầu đó phải được Nhà nước tôn trọng.
Không
chỉ thế, tôi chắc rằng, nếu áp dụng các biện pháp như ra hạn mức đăng
ký xe, đấu giá, chứng minh chỗ đỗ xe sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực và tạo
ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Trên thực tế, Nhà nước kiểm soát không
có hiệu quả đối với việc thực thi các quy định của mình. Tôi ví dụ,
ngay trong việc thu phí đỗ xe. Mỗi điểm thu mức khác nhau và thường cao
hơn quy định của Nhà nước. Vậy làm sao bảo đảm được việc đấu giá, chứng
minh chỗ đậu xe hoặc cho mua xe đúng tiêu chí, đúng đối tượng khi đề ra
hạn mức!
Một
điểm mới khác, Bộ Xây dựng góp ý Bộ Giao thông triển khai đề án hạn chế
phương tiện cá nhân trên địa bàn cả nước chứ không phải một số thành
phố lớn như đề án của Bộ Giao thông. Điều này liệu có hợp lý không?
Tôi nghĩ rằng, mục đích chính của đề án này là hạn chế sự ùn tắc giao thông. Mà ùn tắc giao thông chỉ xảy ra ở các đô thị lớn.
Theo
tôi, mọi người hãy lên miền núi để thấy được phương tiện giao thông cá
nhân quý giá và hữu ích như thế nào đối với người dân ở đó. Mỗi chiếc xe
máy đã là cả một gia tài chứ chưa nói đến cơ hội sở hữu một chiếc ô tô.
Người dân vẫn phải sử dụng xe máy thường xuyên để mưu sinh vì đó là
phương tiện giao thông duy nhất phù hợp trong khi hạ tầng giao thông ở
những khu vực này lạc hậu và phương tiện giao thông công cộng rất ít
hoặc không thuận tiện. Theo ý kiến của tôi, chúng ta nên khuyến khích
mới hợp lý. Như thế để nói nên có chiến lược bao quát, lâu dài hơn, tập
trung vào xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển các phương tiện
giao thông công cộng.
Trong điều kiện người dân đang phải chịu rất nhiều loại thuế, phí, việc tăng thuế, phí phương tiện liệu có hợp lý?
Bất
kỳ ai cũng dễ dàng nhận thấy sự khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện
nay chứ không chỉ riêng sự khó khăn của người dân. Phần lớn người kinh
doanh đều đang cố gắng cầm cự trong thời kỳ khủng hoảng. Người dân đang
phải chịu mức chi phí khổng lồ so với thu nhập. Bên cạnh đó, các mặt
hàng tăng giá liên tục, điển hình như xăng dầu, vàng và các sản phẩm
tiêu dùng khác. Trong tình huống người dân đang cần sự hỗ trợ từ Nhà
nước, Bộ Giao thông lại muốn thu thêm tiền của họ. Tôi cho rằng, cơ quan
này đừng nên tạo ra nghịch lý nữa.
Có ý kiến cho rằng, Bộ Xây dựng đang "bắt tay" với Bộ Giao thông để "tận thu" sức dân. Quan điểm của bà như thế nào?
Tôi
không bình luận quan điểm này. Tuy nhiên, tôi nhắc lại: Thu mỗi đồng
tiền của người dân phải có lý do chính đáng. Mỗi khi ý tưởng ban hành
một chính sách mới, các bộ, ngành nên khảo sát kỹ lưỡng hơn và sát thực
với đời sống người dân, căn cứ vào điều kiện cụ thể từng vùng miền. Họ
nên lắng nghe ý kiến của người dân khu vực đó, và chia sẻ những khó khăn
của số đông. Như thế, chính sách mới có ý nghĩa thúc đẩy phát triển chứ
không phải thiên về sự cấm đoán dựa trên những so sánh, ước lượng định
tính.
Xin cảm ơn bà!
Phân định rạch ròi phương tiện cá nhân
Cũng theo bản góp ý của Bộ Xây dựng, Bộ này đề nghị Bộ Giao thông cần
phân định rạch ròi loại phương tiện nào là phương tiện cá nhân cần hạn
chế, phương tiện nào là phương tiện vận tải hành khách công cộng cần
phát triển. Qua đó, điều chỉnh mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân đến
năm 2020 về cùng tiêu chí giữa loại xe con và taxi; xe gắn máy và xe
đạp; xe buýt và xe khách; xe buýt thường và xe buýt nhanh; đường sắt đô
thị; các loại phương tiện khác của các thành phố. |
(Theo nguoiduatin.vn)