 |
Hai
đêm biểu diễn chầu văn tại Hà Nội nhằm tôn vinh nghệ thuật chầu văn,
hầu đồng và sự công nhận của quốc tế về Tín ngưỡng thờ Mẫu
của Việt Nam |
Thời kỳ thịnh vượng nhất của chầu văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.
Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung
văn. Từ năm 1954, chầu văn dần dần mai một vì hầu đồng bị coi là mê tín
dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển. Các
trung tâm của hát văn là Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội. Nghệ
thuật chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và lập hồ sơ trình UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Hát văn có nhiều hình thức biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát
hầu (hát phục vụ hầu đồng, lên đồng), và hát văn nơi cửa đền.
Trong hai đêm biểu diễn tại Trung tâm văn hóa Pháp, những nghệ sĩ tham
gia biểu diễn là Văn Chung, Thanh Long, Khắc Tư, Trọng Quỳnh, Đức
Hải, Văn Khải, Thanh Hà, Xuân Dũng,Thanh Ngoan. Chương trình dự kiến
gồm có phần trình bày và giới thiệu các lối hát văn; diễn xướng hầu
đồng các giá đồng: Quan tam phủ, Quan tuần tranh, Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ
Nhị, Chầu Bé Bắc Lệ, Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy, Cô Chín, Cô Bé…