Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 03/07/2009 09:20
Thí sinh không nên là “con búp bê”
Ngoài việc ôn tập, thí sinh cũng nên biết tự lo những việc khác, “không nên chỉ là con búp bê bỏ mặc mọi thứ cho gia đình và xã hội”, một thầy giáo ĐHSP Kỹ thuật TPHCM lên tiếng trước những “lỗi sơ đẳng vẫn mắc hoài” của sĩ tử khi thi ĐH.

Không mang điện thoại vào phòng thi

Một trong những sai lầm ngớ ngẩn của các thí sinh là mang điện thoại di động vào phòng thi. Có khi là chẳng để làm gì cả nhưng khi bị phát hiện là ngay lập tức bị đình chỉ thi. Sai lầm này khiến cho các trường hết sức đau đầu, vì theo một số thầy cô: “Không thể bắt các em lộn trái túi quần ra để kiểm tra được”.

PGS.TS Dương Anh Đức, Phó Hiệu trưởng trường ĐH. Khoa học tự nhiên TPHCM cho biết trường lo nhất chính là việc mang điện thoại vào phòng thi. Ngay từ ngày đầu, lực lượng giám thị đã nhắc nhở nhưng năm nào ông cũng chứng kiến vài trường hợp bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào khu vực thi. “Theo quy chế, cứ phát hiện là phải xử lý theo luật nhưng đa phần các em đều trẻ người non dạ cả. Vì thế, các thí sinh phải hết sức chú ý điều này”.  

Tự giữ đồ đạc
 

Kỳ tuyển sinh đại học 2007, chỉ có duy nhất trường ĐH Kiến trúc TPHCM huy động sinh viên tình nguyện giữ hộ túi xách cho thí sinh.

Mùa thi ĐH-CĐ năm nào cũng có những trường hợp thí sinh bị mất giỏ xách, tiền bạc, điện thoại di động. Nhiều thí sinh cứ ngỡ đồ đạc để bên ngoài phòng thi là an toàn, có người trông chừng. Nhưng thật ra, không có quy chế nào bắt buộc giám thị phải giữ đồ cho thí sinh. Và các trường đại học cũng không cắt cử người trông đồ cho thí sinh.

Thậm chí, theo PGS.TS Dương Anh Đức nếu chiếu theo quy chế thi thì túi xách của thí sinh phải để ngoài cổng trường chứ không phải để sát bên phòng thi như hiện nay. Trường chỉ có thể tăng cường lực lượng trật tự viên trong lúc các em thi. Chứ sau giờ nộp bài, các thí sinh ra cùng lúc thì không thể kiểm soát được.  

Những thí sinh bị mất đồ đạc thường rơi vào trường hợp các em ở tỉnh đi thi một mình nên mang nhiều tiền bạc trong giỏ xách. Tình trạng mất cắp xảy ra nhiều nhất là sau khi nộp bài, giám thị hành lang sẽ chẳng biết đồ nào là của thí sinh nào. Trường đại học cũng không phải chịu trách nhiệm nào khi thí sinh bị mất đồ. Chính vì vậy, thí sinh phải tự mình trông coi đồ của mình.  

ThS. Trần Thế Hoàng, Trưởng phòng đào tạo ĐH. Kinh tế TPHCM cho biết: “Ngay trong buổi tập trung thí sinh vào ngày 3/7, các giám thị sẽ thông báo đến thí sinh những vật dụng được phép mang vào phòng thi. Trường cũng khuyến cáo các thí sinh nên mang tiền bạc trong người, tránh để trong giỏ xách để ngoài phòng thi, dễ bị mất cắp”.

TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH. Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nói: “Thí sinh phải tự mình giữ lấy đồ đạc. Trường chỉ hỗ trợ như kê bàn cho các em để giỏ xách. Lực lượng giám thị chỉ có nhiệm vụ coi thi chứ không có nhiệm vụ giữ đồ. Những thí sinh nào có nhu cầu gửi đồ thì có thể liên hệ với hội đồng tuyển sinh kí biên bản gửi lại đồ đạc”.  

Không làm cả  2 phần tự chọn

Trong ngày thi trắc nghiệm, thí sinh đã được nhắc nhở không làm cả  2 phần tự chọn. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, năm nào cũng có nhiều trường hợp các em vi phạm điều này. Các trường đại học cho biết lực lượng giám thị sẽ nhắc nhở thật kỹ các em trong ngày đầu tập trung và trước giờ làm bài. Tuy nhiên, một số trường sẽ không nhắc nhở khi các em đang làm bài thi.

TS. Nguyễn Thanh Nam (ĐH Bách khoa TPHCM) cho biết đến chiều ngày 4/7 mới nhắc thí sinh không làm 2 phần tự chọn. Tuy nhiên, giám thị chỉ nhắc nhở trước khi thí sinh làm bài. Còn trong giờ làm bài, nếu thấy thí sinh làm cả 2 phần tự chọn thì giám thị cũng không có quyền nhắc nữa.

Cùng chung ý kiến này là TS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM). Theo TS Dũng, trong giờ làm bài, theo quy chế, giám thị không được đến gần thí sinh nữa là nhắc các em không làm cả 2 phần tự chọn.  

Một số trường khác, sẽ “cởi mở” hơn, theo đó, giám thị có thể nhắc nhở thí sinh không được làm cả hai phần tự chọn. PGS.TS Dương Anh Đức khuyên các sĩ tử nên cẩn trọng hơn trong khi thi trắc nghiệm. Quy trình thi trắc nghiệm có phần phức tạp nên trường sẽ chú ý hơn trong phần thi này. Ông cho biết năm nào cũng có thí sinh làm cả 2 phần tự chọn. Vì thế, các giám thị đã được tập huấn là phải nhắc nhở nếu các em làm cả 2 phần tự chọn.

Chung quan đểm này là ThS. Trần Thế Hoàng (ĐH. Kinh tế TPHCM). ThS Hoàng lưu ý thêm, trong bài tự luận, thí sinh nên dùng thước khi định gạch bỏ phần bài của mình.  

Theo Dân Trí

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)