Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, tất cả các BV đều cho biết, chưa
được hướng dẫn triển khai thực hiện BHYT theo luật. Hầu hết lãnh đạo
các BV đều chưa nắm Luật BHYT như thế nào, chỉ biết sơ sơ một số điều.
Bác sĩ Lý Lệ Thanh, Giám đốc BV Nguyễn Trãi (TP.HCM) - nơi có lượng
bệnh nhân BHYT đến khám chữa bệnh (KCB) rất đông, nói: “Hiện tại BV vẫn
thực hiện KCB BHYT theo quy định cũ, vì chưa được hướng dẫn triển khai
cụ thể thế nào, các BV khác cũng thế”. Tương tự, bác sĩ Đỗ Hoàng Giao,
Giám đốc BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cũng cho biết: có thể phải mất
một thời gian nữa mới tiến hành triển khai KCB theo luật được, vì phải
chờ hướng dẫn thi hành; còn tập huấn, làm quen với những quy định mới.
Ở BV tuyến quận, huyện một lãnh đạo BV Đa khoa khu vực Thủ Đức
(TP.HCM) - nơi có khoảng 1.000 bệnh nhân BHYT KCB ngoại trú/ngày và 500
bệnh nhân BHYT điều trị nội trú, cho biết: “Chúng tôi cũng đang lúng
túng, vì luật đã có hiệu lực, nhưng chưa có những hướng dẫn cụ thể để
triển khai”. Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM Cao Văn Sang nói:
“Mọi thứ vẫn đang còn chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn, nên hầu hết
vẫn triển khai theo chế độ BHYT như lâu nay”.
Còn chờ thêm ý kiến
Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho biết sau
khi luật ban hành, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định
trình Chính phủ hồi tháng 5.2009, và cũng đã xây dựng dự thảo thông tư.
Tuy nhiên, đến nay, nghị định chưa được ban hành vì, vẫn còn một số ý
kiến khác từ các bộ, ngành nên Chính phủ đang xem xét.
Trong xây dựng dự thảo nghị định, Bộ Y tế và BHXH thống nhất đưa ra
mức phí đóng BHYT sẽ tăng lên (4,5% mức lương cơ bản từ 1.1.2010),
nhưng Bộ Tài chính lại đề nghị mức 3,9%. Vì chưa ban hành nghị định nên
cũng chưa thể ban hành Thông tư. Trong thời gian chờ Nghị định và thông
tư hướng dẫn, Bộ Y tế đã có văn bản trình Thủ tướng cho phép thực hiện
một số nội dung sau: tiếp tục thực hiện chế độ KCB miễn phí cho trẻ
dưới 6 tuổi theo hình thức thực thanh thực chi (theo quy định tại Nghị
định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17.5.2005 của Chính phủ); đối với trường hợp
người tham gia BHYT từ ngày 1.7.2009, vẫn thực hiện theo Nghị định
63/2005/NĐ-CP của Chính phủ cho đến hết 31.12.2009. Trường hợp tham gia
BHYT từ khi nghị định quy định chi tiết hướng dẫn Luật BHYT có hiệu lực
thì thực hiện theo Luật BHYT.
Cũng theo bà Tống Thị Song Hương: “Việc tạm thời tiếp tục thực hiện
theo Nghị định 63 sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến quyền lợi của người
bệnh. Thậm chí một số quy định theo Nghị định 63 còn có phần thông
thoáng hơn nếu dự thảo Nghị định mới được ban hành”.
Đáng lưu ý, theo dự thảo Nghị định mới, người tham gia BHYT sẽ đăng
ký KCB ban đầu tại y tế quận, huyện thay vì được đăng ý tại BV tuyến
tỉnh, thành phố như quy định hiện hành. Lý giải về việc “thắt chặt” quy
định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, bà Tống Thị Song Hương nói: việc
đăng ký KCB ban đầu chủ yếu sẽ đóng vai trò quản lý thẻ BHYT, phân loại
bệnh, sàng lọc bệnh. Bệnh nhân KCB thông thường thì không phải lên
tuyến cao. Còn trường hợp bệnh nặng, nơi đăng ký khám ban đầu sẽ chuyển
tuyến trên. Song bác sĩ Lương Sỹ Minh - Giám đốc BV Q.Tân Bình (TP.HCM)
e rằng: “Nếu theo luật quy định, người bệnh phải đăng ký nơi KCB ban
đầu là tuyến BV quận huyện, thì với điều kiện, cơ sở vật chất của các
BV quận huyện hiện tại sẽ không kham nổi, mà cần phải đầu tư nhiều hơn
nữa về trang thiết bị, con người...”.
Người bệnh được và mất
Theo
Luật BHYT, có những quy định đem lại lợi ích hơn cho người bệnh, nhưng
cũng có phần siết lại hơn. Vậy, nếu chậm triển khai theo luật, người
bệnh được gì, thiệt gì?
Một số điểm người bệnh sẽ thiệt thòi nếu chưa triển khai theo luật, đó
là: người tham gia BHYT sẽ được quỹ BHYT chi trả trong trường hợp khám
bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh. Theo dự thảo nghị định,
BHYT sẽ thanh toán cho trường hợp khám nhằm phát hiện sớm dị tật thai
nhi; sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh như: đái tháo đường, tăng huyết
áp, ung thư cổ tử cung... Điều này nhằm giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn
sớm, giảm tình trạng bệnh nặng gây ảnh hưởng sức khỏe của người dân,
đồng thời cũng giúp giảm chi phí điều trị.
|
*
Dự kiến, từ tháng 1.2010, với một số nhóm bệnh, trẻ dưới 6 tuổi có
quyền được KCB tại các cơ sở y tế, BV bất kỳ, nơi gần nhất, thuận lợi
nhất, và sẽ được BHYT thanh toán (hiện tại, trong trường hợp trẻ được
gia đình đưa đi điều trị không đúng với nơi đã đăng ký KCB ban đầu, thì
gia đình sẽ phải tự chi trả, sau đó đem chứng từ quay về địa phương làm
thủ tục thanh toán).
* Trong trường
hợp phải điều trị kỹ thuật cao, chi phí lớn, dự thảo nghị định quy
định: thanh toán sẽ không quá 40 tháng lương tối thiểu (khoảng 25 triệu
đồng). Mức quy định này nếu thực hiện, người tham gia BHYT sẽ được chi
trả cao hơn so với trước đây không quá 20 triệu đồng).
|
|
Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký KCB ban đầu vào mỗi
quý. Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động hoặc đến tạm
trú tại địa phương khác thì được khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở KCB
phù hợp tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc tạm
trú. Ngoài ra, theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y
tế), trước nay, người nhiễm HIV/AIDS không được BHYT thanh toán, nhưng
với dự thảo nghị định mới, người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT sẽ được
thanh toán theo quyền lợi quy định...
Tuy nhiên, cũng có cái người bệnh “được” nếu BV chưa triển khai thực
hiện theo luật đó là: không phải đồng chi trả 20% chi phí KCB (theo
luật mới là có); chưa phải bắt buộc về đăng ký nơi KCB ban đầu ở tuyến
BV quận huyện như luật quy định; người bệnh vẫn được thanh toán tiền
chuyển tuyến từ xã lên huyện (quy định mới chỉ được thanh toán khi
chuyển từ BV tuyến huyện trở lên).
Riêng một số trường hợp, mặc dù chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn,
nhưng cũng phải thực hiện nhằm không gây thiệt thòi cho bệnh nhân, điển
hình nhất là KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trao đổi với PV Thanh Niên
Để khắc phục những ảnh hưởng đến người tham gia BHYT khi Luật BHYT chưa
thể triển khai, liên Bộ Y tế - Tài chính đang xin ý kiến Chính phủ cho
phép từ đầu tháng 7, thực hiện vận dụng ngay các quy định mới thuận lợi
nhất cho người tham gia BHYT trong KCB về quyền lợi, thủ tục. Ngoài ra,
liên bộ cũng đang xây dựng các quy định liên quan đến triển khai cấp
thẻ BHYT và KCB BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi với nhiều điều kiện thuận lợi
hơn.
chiều qua, 2.7, ông Bùi Minh Đông – Phó giám đốc BHXH TP.HCM cho biết,
phía BHXH đã có buổi làm việc cùng Sở Y tế TP.HCM về việc KCB cho trẻ
dưới 6 tuổi sau ngày Luật BHYT có hiệu lực - 1.7. Theo đó, sau ngày
này, trẻ dưới 6 tuổi vẫn được mọi quyền lợi KCB miễn phí như trước nay,
mặc dù chưa có thẻ BHY
T theo luật mới quy định.
L.C – T.T
|
Theo Thanh Niên