Ra mắt tập sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên
Trong 2 năm, năm 2006 và 2008, Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ tục biên đã được trao giải Vàng Sách hay toàn
quốc do Hội Xuất bản Việt Nam trao tặng. Năm 1993, Viện Sử học Việt Nam
đã phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hoá - Huế cho ra mắt bạn đọc một
trong những bộ sử liệu đồ sộ nhất về triều Nguyễn, bộ sách Khâm định Đại
Nam hội điển sự lệ (gọi tắt là Hội điển) do Nội Các của triều đại này
biên soạn.

Tập sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên ra mắt sáng 30/1
Dù vẫn còn không ít khiếm khuyết nhưng với 15 tập sách, tổng cộng hơn
7600 trang, chứa đựng những nguồn thông tin hết sức phong phú về triều
đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, công trình trên đã gây được sự chú ý
đặc biệt của các nhà nghiên cứu và được bạn đọc chào đón nồng nhiệt.
Sau khi đọc Hội điển, người ta lại mong chờ những phần tiếp theo của
bộ sách này, bởi Hội điển mới chỉ là phần ghi chép các điển chương, pháp
chế, các chiếu chỉ, chỉ dụ, sớ, tấu...của triều Nguyễn từ năm Gia Long
thứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Phần tiếp theo thuộc về bộ
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (gọi tắt là Hội điển tục biên)
và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ.
Bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên gồm 10 cuốn (10
tập) với hơn 8.000 trang in. Việc công bố bộ sách đã giúp cho giới
nghiên cứu có thêm một nguồn tài liệu rất quan trọng, bổ sung một khoảng
trống của tư liệu nghiên cứu về các mặt đời sống xã hội triều Nguyễn từ
năm 1859-1889.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên mãi đến năm Khải Định thứ 2
(1917), bộ sách mới được khắc in. Bộ sách này ghi chép lại khá đầy đủ,
chính xác các hoạt động của triều Nguyễn ở nửa sau thế kỷ XIX, gồm các
đời vua: Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh.
(Theo phunuonline.com.vn)