Theo đó, Tổ giúp việc gồm 15 thành viên do Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh làm Tổ trưởng, Sở Tư pháp là cơ quan thường trực.
Tổ
giúp việc có trách nhiệm tổ chức phổ biến nội dung, cách thức lấy ý
kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn TP; Giúp Thường
trực HĐND, UBND TP tổ chức các cuộc họp chuyên đề thảo luận tham gia ý
kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp
vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các thành phần là đại diện UBND cùng
cấp, các sở, ngành, các cơ quan Tư pháp cùng cấp, Ủy ban MTTQ và các tổ
chức thành viên của Mặt trận cùng cấp; đại diện một số đơn vị cấp huyện,
cấp xã; một số chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn
và một số cử tri.
Ngoài
ra, Tổ giúp việc còn có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác
tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của
các sở, ngành, các đơn vị trực thuộc và nhân dân ở địa phương; Xây dựng
Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
trình Thường trực HĐND TP.
Sáng
5/2, Bộ LĐTB&XH tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến cán bộ, công
nhân viên chức, người lao động về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho
biết, trong quý I, Bộ sẽ tập trung nghiên cứu, quán triệt theo đúng lộ
trình để tham gia vào sửa đổi Hiến pháp. Việc lấy ý kiến được thực hiện
với nhiều hình thức phù hợp; dân chủ, công khai và tạo điều kiện thuận
lợi để toàn thể cán bộ, công chức viên chức và người lao động được tham
gia và có trách nhiệm tham gia sửa đổi Hiến pháp chất lượng và hiệu
quả.
Theo
kế hoạch, Bộ sẽ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà
khoa học, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp về lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý và sẽ hoàn thành báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp
trước ngày 10/3/2013.