Đô thị hiện đại cần một tổ chức chính quyền mạnh
ảnh: Hoàng Long
Tổ chức chính quyền đô thị, đòi hỏi bức thiết
Không thể áp dụng quản lý theo lối cũ
khi chiếc áo cơ chế đã quá chật - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học
tổ chức nhà nước Dương Quang Tung nhận định. Theo ông Tung, hiện nay
chúng ta tổ chức chính quyền ở các đô thị "còn tùy hứng, duy ý chí, chắp
vá”, vẫn áp mô hình tổ chức chính quyền nông thôn vào đô thị, trong khi
lẽ ra phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm, đặc thù của từng đối tượng
cần quản lý để áp dụng một mô hình chính quyền cho phù hợp. "Điều này
dẫn tới tình trạng hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy chính quyền đô
thị hiện tại thấp hơn chính quyền nông thôn, cho nên rất nhiều lĩnh vực ở
đô thị có hiện tượng không làm được đâm ra buông xuôi, rồi nghĩ ra cấm
cái này cấm cái kia, hạn chế cái này, hạn chế cái kia”, ông Tung nói.
Nhiều ý kiến ủng hộ việc áp dụng ngay
mô hình chính quyền đô thị và chính quyền đô thị phải được trao quyền
chủ động trong tổ chức các cơ quan chuyên môn trực thuộc, chủ động trong
biên chế, sắp xếp nhân sự và chế độ trả lương cho cán bộ, công chức,
viên chức trong bộ máy hành chính; được ban hành các quy định, cơ chế
khuyến khích, chính sách ưu đãi phù hợp trong phạm vi ngân sách và các
điều kiện khác để có thể thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào
làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước.
Mô hình nào cho đô thị Việt?
Ông Nguyễn Hữu Đức cho biết, Bộ Nội vụ
đã trình Chính phủ 3 phương án xây dựng chính quyền đô thị. Phương án
1: Không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ở các đô thị trong cả nước;
đồng thời, để khắc phục những hạn chế trong việc thí điểm không tổ chức
HĐND hiện nay, đề án đưa ra đề xuất mới là ở huyện, quận, phường cũng
không tổ chức Ủy ban nhân dân mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính của
cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn huyện, quận, phường. Phương án
2: Không tổ chức HĐND ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc đô thị.
Phương án 3: Tổ chức chính quyền đô thị theo mô hình thị trưởng. Theo
đó, thiết lập cơ quan hành chính đô thị ở địa bàn TP trực thuộc Trung
ương và TP, thị xã thuộc tỉnh là tòa thị chính; đứng đầu tòa thị chính
là thị trưởng.
3 mô hình quản lý đô thị Việt Nam đã
được đưa ra và đến giờ phút này vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến để hoàn
thiện. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ - cơ quan soạn thảo Đề án cho rằng: Nên áp
dụng theo phương án 1 vì phù hợp với hệ thống chính trị một đảng cầm
quyền ở nước ta, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hệ thống
chính trị nói chung, chính quyền địa phương các cấp nói riêng.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến ủng hộ
phương án 3. Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho biết, cá
nhân ông ủng hộ áp dụng phương án 3 bởi trong tương lai chúng ta cần
hướng tới phân quyền mạnh để tăng tính tự chủ trên cơ sở thống nhất của
luật pháp, không còn phải quản lý theo kiểu cấp trên, cấp dưới bằng
những mệnh lệnh hành chính như hiện nay. Nhưng ông Phúc cũng thừa nhận
rằng, đó là việc của những năm tiếp sau.
Tại cuộc họp với ban soạn thảo đề án
mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp
nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp, tiếp tục hoàn thiện đề án trình Bộ
Chính trị vào cuối tháng 3 này.
|