Những hình ảnh màu tư liệu quý giá về
cuộc duyệt binh đã được nhà làm phim người Nga quay lại và lưu giữ cho
tới ngày nay. Sau này, Đài Truyền hình Việt Nam đã mua bản quyền đoạn
phim và giới thiệu tới độc giả.
Nhà làm phim người Nga đã ghi lại hình
ảnh đoàn quân oai hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam bước qua lễ đài trong
sự uy nghiêm. Chính đoàn quân này đã đánh bại đạo quân tinh nhuệ của
Pháp ở Điện Biên Phủ tháng 5/1954.
Theo tài liệu Lịch sử Kỹ thuật Quân sự
Việt Nam (giản yếu), tính tới thời điểm năm 1955, Quân đội Nhân dân
Việt Nam có tổng cộng 330.000 người tổ chức thành: 7 Đại đoàn (sau này
gọi là Sư đoàn); 8 trung đoàn; 54 tiểu đoàn; 258 đại đội; 175 trung đội.
|
 |
|
Đội hình cơ giới Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc duyệt binh ngày 1/1/1955.
Nguồn: tư liệu Bảo tàng Hậu cần |
Trang bị chủ yếu của người lính bộ
binh khi đó có: 105.526 khẩu súng trường (trong đó có 57% sử dụng được);
44.836 khẩu tiểu liên (gồm Thomson, Sten, K50 kiểu Liên Xô được sản
xuất ở Trung Quốc); 6.059 khẩu trung liên, đại liên (có 72% sử dụng
được).
Về đạn dược (kể cả số thu được từ
địch), trung bình có 200 viên/khẩu súng trường, 1.500 viên/khẩu súng
tiểu liên và 4.500 viên/khẩu súng trung liên, đại liên.
Lực lượng pháo binh trực thuộc Bộ Tổng
Tư lệnh được biên chế: 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm; 3 tiểu đoàn sơn pháo
75mm; 7 đại đội pháo cối 82mm và 120mm.
Vũ khí phòng không ngoài số pháo 37mm
và súng máy phòng không trong kháng chiến chống Pháp. Quân đội ta ngay
sau đó được tiếp nhận thêm từ Liên Xô 72 khẩu Flak 88mm, 50 khẩu 40mm,
48 khẩu 37mm cùng 18 radar SR-584.
Số pháo này hầu hết đều là chiến lợi
phẩm mà Liên Xô thu được từ phát xít Đức. Nhưng khẩu 88mm, 40mm sau này
đã được bộ đội ta sử dụng hiệu quả trong những ngày đầu chống chiến
tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ.
Những năm tiếp sau đó, Quân đội Nhân
dân Việt Nam lần lượt hình thành các quân binh chủng đầy đủ với trang bị
do nước bạn viện trợ.