Quá nhiều “sạn”
Theo
tổng kết của Cục Xuất bản, năm 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh xuất
bản có lãi chỉ tập trung vào một số ít nhà xuất bản (NXB) như: NXB Kim
Đồng, NXB Trẻ, NXB Giáo dục… Còn hầu hết các NXB đều gặp rất nhiều khó
khăn. Nhiều NXB hoạt động nhiều năm liên tục không có lãi và bị lỗ nặng
như: NXB Văn hóa – Thông tin, NXB Thống kê, NXB Lao động, NXB Tri thức…
 |
Các đại biểu dự hội nghị
|
Mặc
dù đã được cơ quan quản lý Nhà nước nhắc nhở nhiều lần nhưng việc đăng
kí đề tài “ảo” vẫn xảy ra thường xuyên ở hầu hết các NXB. Hoạt động liên
kết xuất bản có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NXB về thu quản
lý phí nên một số NXB đã bỏ qua tất cả quy trình xuất bản, dẫn đến sách
được xuất bản kém chất lượng, các NXB tự đánh mất thương hiệu trên thị
trường sách.
Thị
trường xuất bản xuất hiện nhiều sáng tác của lực lượng viết trẻ trong
và ngoài nước có nội dung tẻ nhạt, làm nghèo nàn văn hóa đọc, một số tác
phẩm của nước ngoài miêu tả tình dục đồng giới thô tục, phản cảm, đơn
cử như cuốn “Cuộc sống đại học xui xẻo” – NXB Hồng Bàng, buộc phải thu
hồi. Một số hồi ký, tự truyện thiếu chính xác, tác giả tự ca ngợi bản
thân quá mức hoặc đưa ra những quan điểm, đánh giá chủ quan nhưng không
được NXB biên tập kỹ lưỡng, như cuốn “Thông minh và sâu thẳm” của tác
giả Duy Tuệ - NXB Văn hóa – Thông tin.
Thời
gian gần đây, một số NXB buông lỏng quản lý, biên tập không kỹ, thiếu
nhạy bén chính trị… nên đã xuất bản một số sách có nguồn gốc từ nước
ngoài sử dụng hình ảnh minh không đúng với thực tế và phù hợp với văn
hóa Việt Nam, gây phản ứng trong dư luận.
Thị
trường xuất bản phẩm phát triển mất cân đối, chỉ tập trung tại các
thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…; mạng lưới phát hành ở
khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… có
nguy cơ bỏ trống. Đến nay, hầu hết các huyện ở tỉnh Lai Châu vẫn chưa có
hiệu sách nhân dân.
Việc
phát hành xuất bản phẩm không rõ nguồn gốc, không chứng từ có chiều
hướng gia tăng, tạo điều kiện cho tình trạng in lậu, xâm phạm bản quyền
phát triển.
Xuất
bản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là xuất bản phẩm nhập lậu có nội dung vi
phạm Luật Xuất bản, không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia Việt Nam,
xuyên tạc lịch sử… có chiều hướng tăng lên.
Để
xảy ra những yếu kém, bật cập nêu trên, theo các đại biểu dự hội nghị,
nguyên nhân do hệ thống pháp luật liên quan đến công tác XB-PH, sản
xuất, kinh doanh… còn nhiều nội dung chưa đồng bộ, thiếu thống nhất. Các
chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động xuất bản phát hành
thiếu đồng bộ. Sự quan tâm của các cơ quan chủ quản của các NXB chưa
đúng mức, để cho NXB “tự bơi”. Nhiều NXB không chủ động được bản thảo,
phụ thuộc vào đối tác liên kết, để mặc cho đối tác liên kết thao túng.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, siết chặt quản lý
Năm
2013, hoạt động xuất bản – phát hành sẽ được siết chặt hơn công tác
quản lý Nhà nước theo Luật Xuất bản năm 2012 có hiệu lực từ ngày
1-7-2013. Việc Luật Xuất bản năm 2012 có hiệu lực được đa số các đại
biểu cho rằng, sẽ cơ bản giải quyết được những bất cập trong công tác
quản lý Nhà nước đối với hoạt động XB-PH hiện nay.
Đối
với các NXB, hoạt động xuất bản phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đất
nước, chú trọng xuất bản sách, tài liệu, văn kiện phục vụ cho công tác
tuyên truyền Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước;
bảo vệ chủ quyền quốc gia; phục vụ cho công tác sửa đổi Hiến pháp 1992…
Các cơ quan chủ quản tăng cường công tác định hướng, thẩm định, tập
trung nguồn lực đầu tư cho NXB phát triển đúng hướng. Tập trung xây dựng
và hoàn thiện cơ chế phối hợp chỉ đạo giữa cơ quan chủ quản với các cơ
quan chỉ đạo, quản lý ngành, giữa cơ quan chủ quản với NXB…
Các
NXB chủ động tổ chức các hoạt động phát hành sách phục vụ các nhiệm vụ
chính trị của đất nước và địa phương, tập trung đưa xuất bản phẩm đến
các địa bàn, khu vực và mọi đối tượng…
(Theo Qdnd.vn)