Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 29/03/2013 09:17
Soi mình qua con mắt lữ khách Ý xa xưa
Với nhiều những tư liệu quý giá của nhiều nhà truyền giáo, nhà thám hiểm, nhà văn, nhà địa lý… nổi tiếng như Marco Polo, Giuliano Baldinotti, Cristoforo Borri…, cuốn sách “Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam” của cựu Đại sứ Italia tại Việt Nam Mario Sica đã cho độc giả Việt một cái nhìn thú vị.

Đông đảo bạn đọc lên xin chữ ký của tác giả Mario Sica.

Giá trị tư liệu cao

Cuốn sách dày hơn 400 trang, được in song ngữ Việt-Ý, cùng với rất nhiều tranh, ảnh tư liệu được lấy từ nhiều nguồn như: Văn phòng lưu trữ Archivium Romanum Societatis, Viện Viễn Đông Bác Cổ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sưu tầm của một số cá nhân như nguyên Đại sứ Italia tại Việt Nam Alfredo Matacotta Cordella… Nội dung cuốn sách là một pho tư liệu đồ sộ từ những ghi chép của Marco Polo (thế kỷ 13) cho đến Francesco Vincenti Mareri (thế kỷ 20)… Những phong tục, tập quán của người Việt từ xa xưa đến bây giờ được phản ánh chân thực và sinh động qua những ghi chép này, như tục xăm mình, ăn trầu, nấu rượu gạo, các tục cưới xin, ma chay, thờ cúng…, các lễ năm mới, cầu mưa, lúa mới… Có những phong tục trong số đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Cuộc sống, sinh hoạt của người dân, xã hội, chính trị, tín ngưỡng, phong cảnh… các vùng đất trải dài từ Bắc vào Nam cũng được mô tả rõ nét trong các tư liệu này. Thông qua những trang viết, người đọc có thể hình dung rõ ràng cuộc sống của cha ông ta cách đây hàng thế kỷ được soi chiếu trong con mắt những lữ khách đầu tiên từ Ý như thế nào.

Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp những tư liệu vô cùng thú vị. Thông thường, ai cũng biết đến vai trò của nhà truyền giáo Alexander Rhodes với việc phát minh ra bảng chữ quốc ngữ abc, tuy nhiên những trang viết của nhà truyền giáo Italia Cristoforo Borri lại cho thấy, có một nhóm ba người đã thực hiện việc này, gồm ông Alexander Rhodes, một người Tây Ban Nha, và chính Cristoforo Borri.

Những cách nhìn độc đáo

Ngài Đại sứ Italia tại Việt Nam hiện nay Lorenzo Angeloni chia sẻ, trước khi ông sang Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ của mình, vị cựu Đại sứ Mario Sica đã đến gặp và trao cho ông bản thảo đầu tiên của cuốn sách, với mong muốn góp phần cung cấp thêm thông tin và tư liệu về Việt Nam cho vị tân Đại sứ. Tập bản thảo đó đã trở thành một phần trong số hành lý của ông Lorenzo Angeloni, và cho đến nay đã thực sự được chuyển thành sách.

Cuốn sách cũng giúp cho bạn đọc Việt Nam hiểu rõ hơn vai trò của những nhà truyền giáo từ nhiều thế kỷ trước. Không nói đến vai trò truyền giáo phục vụ chủ nghĩa thực dân, ở đây các nhà truyền giáo, thông qua cách nhìn, cảm xúc và suy nghĩ của mình đã để lại những trang viết vô cùng có giá trị về lịch sử, văn hóa về cuộc sống, con người Việt Nam qua hàng trăm năm. Theo GS Nguyễn Quý Bính, Phó Trưởng khoa Quốc tế học, ĐH Hà Nội chia sẻ, cách mô tả và cảm xúc đó có phần gần gũi với người Việt. Cùng với những gì mà người Pháp, Bồ Đào Nha, Anh hay Mỹ đã viết, những trang viết của các nhà truyền giáo Italia cung cấp những cách nhìn đa dạng và độc đáo về thế giới của người Việt.

Không chỉ vậy, Mario Sica cũng đưa vào cuốn sách những nhận xét thú vị về sự tương đồng giữa hai nước Việt Nam và Italia, như cùng chia ra thành ba miền bắc, trung, nam với những thói quen, phong tục tập quán và cả giọng nói khác biệt, cùng có đặc điểm địa lý …

Tham gia thực hiện cuốn sách, cả việc cung cấp tài liệu, chỉnh sửa và chuyển ngữ là nhiều người Italia và Việt Nam như GS Nguyễn Văn Hoàn, GS Sandra Scagliotti, ngài cựu Đại sứ Alfredo Matacotta Cordella, tập thể giáo viên và sinh viên khoa tiếng Ý của ĐH Hà Nội… Ngoài ra, như trong lời đề tặng, cuốn sách còn có sự góp sức của bà Lâm Phương Dung, người vợ Việt Nam của Mario Sica, người từng dạy ông tiếng Việt trong thời gian ông mới sang Việt Nam.

Cuốn sách ra mắt đúng thời điểm Việt Nam và Italia đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa lớn.


                                     Bà Lâm Phương Dung, người bạn đời của tác giả.


                                         Ông Mario Sica trong vòng vây độc giả.




(Theo baomoi.com)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)